Chỉ trong một thời gian ngắn, các doanh nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải trải qua nhiều sự chuyển dịch, từ chuyển đổi số cho đến thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, tái định vị thương hiệu thậm chí là thay đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, thiết lập các thị trường mới.
Đây như không chỉ là xu hướng chung mà là quyết định bắt buộc để các doanh nghiệp tồn tại trong thời đại số.
Muốn hiểu rõ về lý do buộc phải chuyển mình của các doanh nghiệp, ta cần xem xét đến các yếu tố về bối cảnh xã hội, tác động từ bên ngoài và các giá trị cốt lõi trong xã hội.
1. Bối cảnh xã hội sau COVID-19 và những ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Tuy dịch COVID-19 đã gây ra nhiều bất lợi cho cho việc kinh doanh nhưng đồng thời đây cũng là cơ hội và là động lực cho các doanh nghiệp làm mới bản thân, dù phải chuyển từ vị thế chủ động sang tình thế “không thể đảo ngược”.
Hậu COVID-19, dịch chuyển số bùng nổ mạnh mẽ. Chúng ta đã dần quen với việc giao tiếp gián tiếp thông qua các nền tảng số, không gian online.
Dù tình hình dịch đã ổn định hơn nhưng những mối lo ngại về vấn đề sức khỏe cùng tâm lý ngại giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp vẫn còn đó.
Đây là những tác động đã được dự báo sẽ kéo dài và dẫn đến nhiều thay đổi về cách con người vận hành trong đời sống xã hội ngay cả khi hết dịch.
Từ người lớn tuổi đến trẻ nhỏ, tất cả đều phải tập làm quen với việc thay đổi hình thức mua sắm.

Các doanh nghiệp cũng vì thế phải có những thay đổi, thích ứng linh hoạt để phù hợp sự dịch chuyển chung, đặc biệt là làn sóng mạnh mẽ của công cuộc chuyển đổi số và các thế hệ tiêu dùng mới.

Áp dụng các công nghệ VR, AR cùng thử nghiệm tính năng mới “Shop & Go” trên nền tảng websites và điện thoại, IKEA đang làm rất tốt trong việc chuyển mình trong thời đại số để phù hợp với nhu cầu mua sắm trực tuyến của khách hàng.
2. Thay đổi hành vi tiêu dùng từ truyền thống sang lối sống số là động lực để các doanh nghiệp tăng trưởng
Việc chuyển đổi từ hình thức mua hàng truyền thống sang mua sắm trực tuyến đi kèm với sự phát triển của lối sống số và hàng loạt thay đổi về số hóa tiêu dùng.
Với việc hầu hết các hoạt động mua hàng đều là trực tuyến, đồng nghĩa mỗi người dân đang là một công dân trong kỷ nguyên số.

Hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng thay đổi để phù hợp với thời đại số mới.
Người tiêu dùng có xu hướng trải nghiệm mua sắm online nhiều hơn.Các thiết bị thông minh cũng được đầu tư, sản xuất nhiều hơn để đáp ứng với nhu cầu luôn luôn trực tuyến của người tiêu dùng.
Những gì khách hàng cần trong thời đại số chính là nhu cầu được khám phá, tìm hiểu sản phẩm và chăm sóc hỗ trợ trực tuyến, không cần tốn thời gian đến trực tiếp cửa hàng.
Vì thế, họ sẽ tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ qua môi trường, không gian hiện diện mới nào?
Câu trả lời chính là Internet, qua các mối quan hệ thân thiết hay thậm chí người tiêu dùng sẽ tự tìm câu trả lời cho mình qua các nền tảng mạng xã hội.

Ngày nay, chúng ta có thể dễ thấy rằng thế hệ kết nối đã ăn ngon hơn, mặc đẹp và sống sang hơn so với thế hệ trước.
Instagram trở thành cẩm nang chỉ dẫn thế hệ kết nối đi đâu, ăn gì. Nếu như Facebook là một nơi ồn ào và nhộn nhịp thì thế giới của Instagram tinh tế và “sang chảnh” hơn.
Đó là nơi để theo dõi những xu hướng thời trang, làm đẹp, ẩm thực mới nhất, nơi đăng những tấm ảnh gần như tức thời, nơi check-in sống ảo hay khoe dấu ấn.
Con nhà giàu Việt Nam thì lựa chọn Instagram làm nơi khoe túi xách, đồng hồ hàng hiệu, siêu xe, những bữa ăn “sang chảnh” giống như trào lưu của rich kids trên thế giới.
Với mục tiêu tiên phong trong kỷ nguyên kết nối, nhà sáng lập kiêm CEO của Pencil Group Nguyễn Tiến Huy chia sẻ, hầu hết các thay đổi trong các chiến lược về truyền thông, tiếp thị đều bắt nguồn từ sự dịch chuyển về môi trường hiện diện của khách hàng.
Ở đâu có tương tác, kết nối, ở đó có giao dịch.
Vì thế, dù muốn, không, doanh nghiệp phải thay đổi các hình thức tiếp thị, truyền thông, xa hơn nữa là chiến lược thương hiệu thậm chí là mô hình kinh doanh để tiếp cận và chinh phục khách hàng.
3. Tầm quan trọng của việc thấu hiểu hành vi tiêu dùng của thế hệ Gen Z
Sự thay đổi lớn tiếp theo trong môi trường kinh doanh mà các doanh nghiệp nên chú trọng là sự lên ngôi và “nắm quyền" của các thế hệ tiêu dùng mới với nhiều sự thay đổi trong hệ giá trị và tư tưởng, nhận thức, tư duy và các hành vi, thói quen sinh hoạt trong đời sống.
Công nghệ kỹ thuật số giờ đây không còn là thứ quá xa lạ với các thế hệ cũ.
Từ ông bà, cha mẹ - nhóm người lớn tuổi đã phần nào làm quen các thiết bị công nghệ hiện đại.
Mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tik Tok cũng đã trở nên quá phổ biến với những bậc phụ huynh.

Tuy nhiên, giới trẻ Gen Z vẫn là đại diện quan trọng nhất và lực lượng hùng hậu nhất của thế hệ kết nối này.
Khi các Millennials (Gen Y) giờ đây đã trở thành nguồn lao động chính của xã hội thì những biến chuyển của thế hệ trẻ Gen Z đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hình các xu hướng kinh doanh trong tương lai.

Thời đại công nghệ số đã sinh ra một thế hệ sành công nghệ - những người đã, đang và sẽ định hình xu hướng tiêu dùng.
Họ cũng nắm giữ cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp.

Sự thay đổi để tiếp cận với thế hệ tiêu dùng mới này cũng là tính tất yếu mà các doanh nghiệp bắt buộc phải chú trọng.
Mới đây, DigiPencil có đưa ra một nghiên cứu về thế hệ kết nối gồm những người sinh ra từ nửa cuối thập niên 1990 trở đi, là thế hệ nối tiếp thế hệ thiên niên kỷ (Gen Y - Millennials).

Và chiến lược tái định vị bắt đầu từ việc tái phát triển lại, tái định hình lại các sản phẩm của ngành tài chính, làm thế nào để có thể thu hút được lượng khách hàng trẻ trở thành vấn đề đáng quan tâm hơn bao giờ hết.
Nhà sáng lập kiêm CEO của Pencil Group Nguyễn Tiến Huy từng chia sẻ, người dùng cuối thì luôn thích trải nghiệm mới, dù trải nghiệm đó không thật hoàn hảo.
Người tiêu dùng trong kỷ nguyên kết nối hiện nay ngày càng trở nên hiểu biết và tự tin, được gọi là người tiêu dùng kết nối (connected spenders).
Nếu doanh nghiệp không chịu thay đổi, làm mới bản thân thì sẽ nhanh chóng bị ngắt kết nối với người tiêu dùng và đánh mất chuỗi trải nghiệm khách hàng kể cả với các khách hàng trung thành.
4. Thay đổi các giá trị sống
Một lần nữa, hậu đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thứ tự ưu tiên của các giá trị xã hội kinh tế.
Sức khỏe, an toàn tính mạng của nhân loại là yếu tố ưu tiên hàng đầu.
Kéo theo đó là sự phát triển về nền kinh tế tri thức, cũng như trình độ trí thức của người Việt, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.
Giờ đây mọi người ưu tiên các giá trị cốt lõi, sâu sắc hơn như đạo đức, tự hào dân tộc.
Những nhu cầu về du lịch, giải trí, tiêu dùng trực tiếp vẫn còn đó nhưng không được quá chú trọng như trước kia và buộc phải thay đổi để phù hợp với chuyển biến xã hội, đó là chuyển sang hình thức số.
VPBank là thương hiệu Việt Nam đi đầu trong làn sóng ưu tiên các giá trị tự hào dân tộc.
Tháng 4 vừa qua, VPBank đã chính thức tái định vị thương hiệu của mình, đặt mục tiêu trở thành ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam, cam kết hiện thực hóa sứ mệnh “Vì một Việt Nam thịnh vượng”, đồng hành phụng sự người dân và tổ quốc.

Tái định vị thương hiệu cũng có nghĩa là VPBank tái thiết kế lời hứa của mình trở thành thịnh vượng trọn vẹn hơn, bền vững hơn, từ mỗi cá nhân đến cả quốc gia.
5. Các thương hiệu cần nỗ lực làm mới mình, tận dụng độ phổ biến của các kênh truyền thông mới
Với tính chất đặc thù là luôn phải phản ứng nhạy bén với mọi biến động của đời sống kinh tế - xã hội, báo chí truyền thông dĩ nhiên không thể nằm ngoài trào lưu chuyển đổi số đang diễn ra, thậm chí là đón đầu xu hướng này.
Cùng với chuyển đổi số, thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối diện chính là tốc độ phát triển chóng mặt của các kênh phương tiện truyền thông mới, kèm theo sự xuất hiện của rất nhiều nhà sáng tạo nội dung.
Đại diện tiêu biểu nhất chính là nền tảng chia sẻ, sáng tạo nội dung Tik Tok.

Nội dung sáng tạo trên Tik Tok không cần quá sâu sắc, chỉ cần đáp ứng đủ các tiêu chí ngắn gọn, có tính giải trí cao nên mạng xã hội này thu hút rất nhiều lượng người sử dụng (theo thống kê hơn một tỷ người sử dụng hàng tháng).
Tiktok đang được coi là công cụ quảng cáo vô cùng hiệu quả đối với các doanh nghiệp vì nó đón đầu xu hướng của người dùng, khi chuyển từ hình thức đọc sang tiếp cận thông tin qua hình thức nghe và nhìn trên nền tảng AI.

Các doanh nghiệp Việt Nam nếu tận dụng được Tiktok sẽ là một lợi thế để to lớn để tiếp cận dễ dàng các khách hàng trẻ vô cùng tiềm năng.

Theo ông Nguyễn Tiến Huy, sức mạnh của các kênh truyền thông mới ra đời như hiện nay có thể nhanh chóng giúp các thương hiệu tiếp cận được người dùng trong thời ngắn nhưng đồng thời cũng tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt về khả năng ghi nhớ của khách hàng, bởi vì mức độ chú ý (attention span) sẽ ngày càng bị thu hẹp lại. Đó là lý do mà mọi thương hiệu cần phải nỗ lực liên tục để “làm mới” hình ảnh thương hiệu.