Không phải là thế hệ “truyền thống” nhưng chính Gen Z lại là nguồn cảm hứng mở lối cho thời trang bền vững 

Khi phải ở nhà nhiều hơn, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn trang phục tối giản, vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường. 

Họ mua sắm ít hơn nhưng chất lượng hơn, đặc biệt là với khách hàng thế hệ Z và millennials.

Trong khi thế hệ trước vốn thường chọn mua đồ hiệu nhờ vào tính thủ công truyền thống và di sản lâu đời của thương hiệu, millennials và gen Z còn đòi hỏi thêm tính bền vững và thời trang đạo đức. 

Một báo cáo từ năm 2015 của Nielsen đã chỉ ra rằng 73% millennials sẵn sàng trả thêm tiền cho những sản phẩm bền vững

Còn Forbes cho biết trong một báo cáo của mình vào năm 2019, 62% thế hệ Z yêu thích những thương hiệu bền vững hơn. 

Phần đông người tiêu dùng thuộc thế millennials và Gen Z ngày càng quan tâm đến môi trường và thời trang bền vững.. Phần đông người tiêu dùng thuộc thế millennials và Gen Z ngày càng quan tâm đến môi trường và thời trang bền vững.

Thời trang bền vững, bền vững từ trong các giá trị đạo đức

Thời trang bền vững được xem là xu hướng của tương lai từ nhiều năm qua. Sự bền vững trong thời trang không chỉ nằm ở những chất liệu thân thiện với môi trường. 

Đó còn là sự nhân đạo với những người đã làm nên sản phẩm sự gắn kết lâu dài với khách hàng và những giá trị nhất định cho cộng đồng. 

Sự minh bạch cũng là yếu tố nâng cao tính bền vững cho thương hiệu, khi người tiêu dùng ngày càng muốn hiểu rõ nguồn gốc của sản phẩm mình cầm trên tay. 

Với sự phát triển của Internet và các công cụ kỹ thuật số, cùng với lứa khách hàng thế hệ Z và millennials lớn lên thời đại số, nhu cầu này ngày càng cần được nhìn nhận và đáp ứng. 

Trong bối cảnh đó, thời trang thủ công với sự tham gia và tận hiến của từng “nghệ nhân”ngày càng khẳng định vị thế của mình.

Xu hướng trang phục đơn giản lên ngôi, hướng đến tiêu dùng bền vững.

Xu hướng trang phục đơn giản lên ngôi, hướng đến tiêu dùng bền vững.

Thời trang thủ công lên ngôi trở lại

Từ lâu, thủ công được xem là linh hồn của các thương hiệu thời trang xa xỉ trên thế giới. 

Đối lập với những thiết kế thời trang nhanh, thời trang thủ công mang đến vẻ đẹp nguyên bản, không trùng lắp cùng sự tỉ mỉ đến từ chi tiết nhỏ, khiến mỗi thiết kế trở thành một tác phẩm nghệ thuật công phu. 

Đằng sau mỗi thiết kế thủ công là những câu chuyện, những nguồn cảm hứng đầy mỹ cảm khó có thể tìm thấy ở quy trình sản xuất công nghiệp. 

Theo nhà thiết kế nổi tiếng Jonathan Anderson, thủ công là cách thức kết nối giác quan thay cho những tương tác ảo của phương tiện công nghệ. 

Trong bối cảnh sự quan tâm người tiêu dùng dịch chuyển từ những sản phẩm có thể loại bỏ nhanh chóng sang những sản phẩm có sức sống lâu dài, thời trang thủ công là sự lựa chọn lý tưởng. 

Nó cũng góp phần mang đến sự thay đổi tích cực cho môi trường, giảm thiểu rác thải, thúc đẩy sự giải phóng khỏi những hạn chế so với quy trình sản xuất truyền thống. 

Thời trang thủ công mang đến vẻ đẹp nguyên bản và chứa đựng những câu chuyện riêng tư. Thời trang thủ công mang đến vẻ đẹp nguyên bản và chứa đựng những câu chuyện riêng tư.

Nhưng ở Việt Nam, câu chuyện lại khác. Ngành thủ công được hình thành và phát triển lâu đời nhưng lại đứng trước thách thức bị thay thế bởi công nghệ và máy móc. 

Trong khi đó, các nghệ nhân có tay nghề cao rất khó cạnh tranh trước sức ép này, dù kho tàng thủ công truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú, độc đáo.

Phát triển ngành nghề truyền thống nhưng cũng chú ý bảo vệ môi trường, đảm bảo những điều kiện làm việc tốt cho thợ thủ công cũng là ưu tiên của nhiều thương hiệu Việt, trong đó có công ty Thời Trang Thủ Công. 

Với lợi thế sở hữu xưởng sản xuất riêng, công ty Thời Trang Thủ Công đã tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho những nghệ nhân đầy tâm huyết và có tay nghề cao của mình và đầu tư vào chuỗi cung ứng. 

Những nghệ nhân có tâm huyết được tạo điều kiện để phát huy thế mạnh tại công ty Thời Trang Thủ Công. Những nghệ nhân có tâm huyết được tạo điều kiện để phát huy thế mạnh tại công ty Thời Trang Thủ Công.

Đồng thời, công ty cũng lựa chọn kỹ lưỡng những nguyên liệu bền vững như sợi raffia, nguyên liệu thủ công truyền thống từ khắp các làng nghề ở Việt Nam để thổi vào đó hơi thở đương đại của thời trang cao cấp.

“Chúng tôi đề cao sự bình đẳng, đa dạng và tự do trong xưởng của mình, trao quyền cho những người thợ thủ công. 
Chúng tôi may mắn khi họ đã đồng hành từ những ngày đầu tiên thành lập, từ khi chúng tôi là một xưởng làm nón gia đình. 
Tôi tin rằng việc sản xuất dựa vào tay nghề truyền thống kết hợp với những công cụ kỹ thuật số hiện đại sẽ góp phần mang đến những thay đổi tích cực”, Hải Minh, CEO công ty Thời Trang Thủ Công chia sẻ. 
Những sợi cói mộc mạc vẫn có thể dệt nên những thiết kế gợi cảm, đầy tinh xảo. 

Chị Hải Minh (phải), CEO Công ty TNHH Thời Trang Thủ Công. Chị Hải Minh (phải), CEO Công ty TNHH Thời Trang Thủ Công.

Hải Minh nói: “Có quan niệm cho rằng những sản phẩm thủ công từ các chất liệu tự nhiên là kém bền, không thời trang. 
Nhưng chúng tôi đang nỗ lực chứng minh điều ngược lại rằng các sản phẩm này vẫn bền, đẹp, thời trang, thậm chí là sang trọng vào hàng ‘Couture’ nếu chọn lựa và sử dụng chất liệu đúng cách”.
Có thể thấy dịch COVID-19 đã có thay đổi bộ mặt của ngành thời trang. Tuy nhiên khi đối diện với thử thách này, những người làm thời trang Việt Nam có cơ hội chuyển mình bằng hướng đi bền vững.

Trends Việt Nam