Ngày nay một số nghiên cứu cho rằng việc thuê quần áo có thể gây hại cho môi trường. Lý do là gì và đâu là giải pháp thực sự?

Nhiều thập kỷ trôi qua, các nhà khoa học và bảo vệ môi trường cảnh báo về tác động của nóng lên toàn cầu.

Tại Bắc Mỹ, vùng Tây Bắc, Oregon, California phải chiến đấu với những ngọn lửa kéo theo đợt nắng nóng và hạn hán khắc nghiệt. Lũ lụt kinh hoàng vừa tấn công Tây Đức khiến hơn 150 người thiệt mạng. 

Trong đó nhiều quốc gia đã phải trải qua các đợt nắng nóng kỷ lục vào thàng 6, gây lo ngại lớn vì Bắc Cực đang dần tan chảy và mực nước biển dâng cao.

Các chính phủ trên khắp thế giới tiếp tục nỗ lực tìm ra giải pháp như sử dụng ô tô điện hay xây dựng chương trình tái chế rác và mỗi người trong chúng ta đều có thể cố gắng thực hiện những hành động nhỏ bé.

Ngành công nghiệp thời trang cũng tác động rất nhiều lên sự nóng lên toàn cầu. 

Ảnh hưởng của ngành công nghiệp thời trang lên vấn đề nóng lên toàn cầu là rất lớn. Ảnh hưởng của ngành công nghiệp thời trang lên vấn đề nóng lên toàn cầu là rất lớn.

Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới năm nay chỉ ra rằng ngành này tạo ra 5% lượng khí thải toàn cầu. Thế nhưng phải mất hàng chục năm để thuyết phục các công ty lớn đồng ý "xanh hóa" bằng cách sử dụng các chất liệu bền vững,

Nhưng chi phí cao và hạn chế về cách mở rộng quy mô sản xuất đã đặt ra nhiều thách thức. 

Chính vì lẽ đó, Rent The Runway ra đời vào năm 2009 như là câu trả lời hoàn hảo cho những tín đồ thời trang thích sắm sửa quần áo hàng ngày nhưng vẫn muốn có trách nhiệm với môi trường.

Mục đích ra đời của Rent The Runway là giúp các tín đồ thời trang vừa thõa mãn niềm đam mê của mình mà vừa bảo vệ môi trường. Mục đích ra đời của Rent The Runway là giúp các tín đồ thời trang vừa thõa mãn niềm đam mê của mình mà vừa bảo vệ môi trường.

Ít lâu sau, việc cho thuê trang phục đã tạo nên cơn sốt và những nền tảng tương tự xuất hiện trên toàn cầu. Các thương hiệu cũng nhanh chóng hành động bằng cách tung ra dịch vụ cho thuê.

Theo GlobalData, ngành kinh doanh cho thuê quần áo được dự đoán sẽ trị giá gần 3,2 tỷ đô la vào năm 2029 và đang được thổi phồng như một giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng môi trường của thời trang.

Một số người có niềm tin rằng việc cho thuê quần áo mang đến những tác động tích cực cho môi trường khi thương hiệu tạo ra ít sản phẩm hơn và qua đỏ chất độc hại cũngg sẽ giảm.

Nhưng ngày nay, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc này lại có thể gây hại cho môi trường.

Theo nghiên cứu khoa học gần đây được Đại học Công nghệ Lahti (LUT) ở Phần Lan công bố trên tạp chí khoa học Environmental Research Letters và The Guardian, thuê quần áo tạo ra lượng khí thải nhà kính cao hơn từ việc vận chuyển các mặt hàng qua lại giữa người tiêu dùng và kho hàng và cả khâu giặt khô liên tục.

Xét về những ảnh hưởng lên môi trường, quá trình cho thuê trong ngành thời trang thực sự có khả năng tồi tệ hơn việc mua và vứt bỏ quần áo.

Các nhà nghiên cứu Phần Lan đã phân tích tác động môi trường của năm kịch bản khác nhau tại “thời kỳ cuối vòng đời” trong ngành dệt may, bao gồm cho thuê quần áo, tái chế, bán lại hoặc mặc các sản phẩm trong thời gian dài hơn hoặc ít hơn trước khi bỏ đi.

Cho thuê quần áo được phát hiện là hành động có tác động đến khí hậu ở mức cao nhất (cụ thể là lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn cả). Kết quả này đã gây ngạc nhiên cho nhiều người.

Cho thuê quần áo là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính nhiều hơn cả. Cho thuê quần áo là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính nhiều hơn cả.

Những phát hiện này gây sốc khi nhiều dịch vụ cho thuê thời trang tự định vị và quảng bá như một giải pháp có ý thức thay thế cho việc mua sắm thông thường.

Các công ty thời trang sẽ phải chuyển đổi hệ thống dịch vụ hậu cần nếu muốn cung cấp những dịch vụ thân thiên với môi trường.

Khi làm được điều này, tác động của việc cho thuê quần áo sẽ ngang bằng với việc bán lại quần áo, mặc dù đây cũng không phải là lựa chọn thân thiện với môi trường nhất, theo một nghiên cứu của Phần Lan. 

Nhưng thay vì giải quyết khủng hoảng, hành động cho thuê nên được tái định vị.

Dana Thomas, tác giả sách Fashionopolis đưa ra lời khuyên khi nào chúng ta mới cần đến dịch vụ cho thuê quần áo. Dana Thomas, tác giả sách Fashionopolis đưa ra lời khuyên khi nào chúng ta mới cần đến dịch vụ cho thuê quần áo.

Dana Thomas, tác giả sách Fashionopolis: The Price of Fast Fashion and the Future of Clothing cho biết: “Chúng ta nên nghĩ rằng việc đi thuê quần áo cũng như mua đồ cũ, đó không phải là việc lúc nào cũng làm. Thay vì mua sắm và thay đổi tủ quần áo không ngừng nghỉ, chỉ nên thi thoảng mua hay thuê khi có nhu cầu đột ngột phát sinh, chẳng hạn như dạ hội hoặc đám cưới.”

Nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều thương hiệu cho thuê thời trang sử dụng sai cụm từ "kinh tế vòng tròn" (chỉ hệ thống chia sẻ, cho thuê, tái sử dụng, sửa chữa, tân trang và tái chế các vật liệu và sản phẩm để giữ chúng càng lâu càng tốt) như một hình thức “tẩy xanh”. 

Bà Thomas cho biết "Họ quá tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn hơn là đầu tư vào lợi ích dài hạn. Tất cả các công ty, trong bất kỳ ngành nào, sẽ không tình nguyện chịu lỗ vì lợi ích của hành tinh. Họ sẽ chỉ làm khi có luật quy định. Trở ngại lớn nhất là lòng tham."

Đến cuối cùng, các nhà khoa học Phần Lan đã đi đến một kết luận rằng giải pháp tốt nhất đơn giản là mua ít quần áo hơn và mặc chúng càng nhiều càng tốt trước khi bán lại hoặc đem cho.

Theo L'OFFICIEL