Đầu tháng 8, mã QR đăng ký tiêm vaccine có hình khủng long được lan truyền trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của nhiều người.
Đăng ký, khai báo
Tính năng này không chỉ hỗ trợ người dân điền thông tin nhanh mà còn khiến nhiều người cảm thấy thư giãn trong những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Dữ liệu cũng được hệ thống một cách nhanh chóng, chính xác hơn các phương pháp truyền thống.
Sau thời gian đầu chống dịch, công nghệ QR code tiếp tục được ứng dụng nhiều trong các ứng dụng khai báo y tế, "di biến động" dân cư, xác nhận đăng ký và chứng nhận tiêm chủng....
Trên các ứng dụng "quốc dân" như VHD, Ncovi, Sổ sức khỏe điện tử, mỗi người dân sẽ được cấp một mã QR.
Sau khi khai báo về tình hình sức khoẻ, dịch tễ, lộ trình di chuyển... thông tin sẽ được cập nhật trực tiếp vào mã QR. Cơ quan chức năng chỉ cần quét QR code này để kiểm tra các thông tin thay vì phải dùng giấy và đối chiếu như phương pháp truyền thống.
Người dân quét mã QR khai báo y tế điện tử khi qua chốt kiểm soát tại quận Gò Vấp, TP HCM hồi tháng 6. Ảnh: Quỳnh Trần.
Xác định danh tínhKhông chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ truy vết, chống dịch Covid-19, Chính phủ còn đặt mục tiêu mỗi người dân sẽ có danh tính số kèm mã QR vào năm 2025. Khi đó, người dân và doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số thông qua mã QR với mục tiêu cá thể hóa suốt cuộc đời, dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng và không giấy tờ.
Mã QR mang lại nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống và kinh doanh đặc biệt trong công tác phòng chống dịch.
Ứng dụng trong ngành giao thông vận tải
Những phương tiện thuộc "luồng xanh" sẽ được dán một mã QR. Khi đi qua các chốt kiểm dịch, cán bộ kiểm soát chỉ cần quét mã QR là biết tình trạng sức khoẻ của tài xế, loại nhu yếu phẩm đang chở, lộ trình di chuyển…
Các mã QR về khai báo y tế, lịch trình di chuyển... đã giúp số hoá thông tin người dùng và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến nơi công cộng.
Theo Vnexpress