Vai trò quan trọng của nước - Đối với cơ thể và từng tế bào

Nước chiếm tỉ lệ 70 – 80% trọng lượng của cơ thể. 

Vì thế, mọi hoạt động của cơ thể từ quá trình trao đổi chất cho đến sự vận hành của các cơ quan bên trong, nếu muốn được diễn ra ổn định đều cần phải có nước.

Theo đó, nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người.

Con người có thể nhịn ăn trong vài ngày, vài tuần nhưng không thể nhịn uống nước quá 3 ngày. 

Nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể (Ảnh: Unsplash).
Nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể (Ảnh: Unsplash).

Thực tế quá trình cơ thể con người hấp thụ nước diễn ra rất nhanh. 

- Khi bắt đầu uống nước, chỉ trong vòng chưa đến 1 phút nước đã đi vào trong máu và chạy thẳng đến não. 
- Sau 10 phút, nước đã vào trong tế bào. 
- Và sau 20 phút đã hoàn thành việc di chuyển đến thận, gan và tim.

Cơ thể hấp thụ nước và vận chuyển đến từng tế bào (Ảnh: Unsplash).
Cơ thể hấp thụ nước và vận chuyển đến từng tế bào (Ảnh: Unsplash).

Nước trong tế bào là một môi trường để các chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây dựng và duy trì tế bào. 

Nước cũng là môi trường để các chất chuyển hóa được vận chuyển từ các cơ quan khác nhau trong tế bào, tạo nên môi trường thuận lợi cho các phản ứng xảy ra trong tế bào.

- Nước có vai trò rất quan trọng đối với sự hoạt động, cũng như đối với sức khoẻ của tế bào. 

Cụ thể, theo thông tin của Đại học Harvard, nước có 3 nhiệm vụ chính:

- Nhiệm vụ thứ nhất: nước giúp duy trì hình dạng và cấu trúc của tế bào. Khi tế bào được lấp đầy bởi nước, tế bào sẽ mọng nước, bên trong tế bào sẽ tạo ra áp suất chống lại các lực bên ngoài, tương tự như việc đưa không khí vào một quả bóng bay. Làm cho kích thước của tế bào to hơn, đủ không gian cho các hoạt động nội bào diễn ra được suôn sẻ.
- Nhiệm vụ thứ hai: nước giúp vận chuyển dưỡng chất đến tế bào, và giúp tế bào hấp thụ dưỡng chất vào trong nội bào được dễ dàng.
- Nhiệm vụ thứ ba: nước giúp đào thải độc tố và các gốc tự do dư thừa bên trong tế bào ra ngoài. Quá trình hoạt động của tế bào sẽ tạo ra các chất thải và các gốc tự do dư thừa. Nếu tế bào đủ nước, thì nước sẽ là môi trường giúp đẩy các chất thải và gốc tự do dư thừa ra khỏi tế bào và sau đó ra khỏi cơ thể của chúng ta.

Khi bị mất nước, tế bào sẽ thu nhỏ kích thước, các hoạt động bị suy yếu và không đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ của mình nữa.

Tất cả các hoạt động thiết yếu như vận chuyển glucose, loại bỏ tế bào chết và chất thải, v.v. đều chậm lại, các độc tố và chất thải bị tích tụ lại bên trong tế bào, gây hại cho tế bào và làm cho cơ thể của chúng ta sớm bị lão hoá và suy giảm khả năng tạo ra các chất chống oxy hoá.

Nước có vai trò quan trọng đối với từng tế bào (Ảnh: Unsplash).
Nước có vai trò quan trọng đối với từng tế bào (Ảnh: Unsplash).

- Nước có khả năng phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. 

Trong điều kiện bình thường, cơ thể tự làm lạnh bằng bay mồ hôi qua da, tương đương 25% năng lượng chuyển hóa cơ bản. 

Khi mất 350 đến 700ml/ngày trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường được gọi là bài tiết mồ hôi.

Uống đúng và đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể đỡ mệt mỏi, tinh thần minh mẫn, giảm táo bón, phòng sỏi tiết niệu, cải thiện lưu lượng máu, giữ ẩm cho da, giúp làn da mịn màng, giảm được thèm ăn dự phòng bệnh béo phì…

Tuy nhiên, vì nước là dung môi hòa tan nhiều chất khoáng, nó cũng là dung môi mang nhiều chất độc hại như chì, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp. 

Do vậy, việc theo dõi, giám sát chất lượng nước cung cấp cho cơ thể rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Năm 1993 Giáo sư, Tiến Sĩ Y Khoa Häussinger D cho biết: 

Trạng thái Hydrat hóa của tế bào là một yếu tố quan trọng kiểm soát sự luân chuyển protein của tế bào; sự suy giảm Hydrat hóa tế bào trong gan và cơ xương sẽ kích hoạt các trạng thái dị hóa protein đi kèm với các bệnh khác nhau.

Năm 2001, Giáo sư, Tiến Sĩ Y Khoa Patrick Ritz đã nghiên cứu về sự mất nước tế bào mãn tính ở bệnh nhân cao tuổi, và đi đến kết luận như sau:

“HYDRATION ở cấp độ tế bào là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe và bệnh tật và là một tín hiệu trao đổi chất quan trọng vì mất nước quá mức có thể kích hoạt quá trình đồng hóa, và sự co rút tế bào dẫn đến dị hóa. Sự mất nước trong tế bào thúc đẩy độc tính của các loại thuốc có phân bố nội bào. Người ta tin rằng gần như tất cả các bệnh đều dẫn đến tăng Hydrat hóa trong cơ thể, đặc biệt là ở những người bệnh nặng. Tuy nhiên, mất nước là một rối loạn thường xuyên đe dọa tính mạng ở người cao tuổi.”

Vậy nên, tất cả chúng ta đều nhận thức được rằng chúng ta có sự tích tụ độc tố trong cơ thể nhưng tất cả những nỗ lực giải độc của chúng ta đều không hiệu quả nếu chúng ta không nhận được nước bên trong tế bào.

Việc giám sát chất lượng nước là cần thiết (Ảnh: Unsplash).
Việc giám sát chất lượng nước là cần thiết (Ảnh: Unsplash).

- Nước, Hydrat hoá tế bào và sự lão hoá.

Theo Tiến sĩ Zach Bush: 

“Nước là cơ chế cuối cùng giúp chúng ta loại bỏ độc tố và chất oxy hóa được sản xuất tự nhiên khỏi cơ thể. Mất nước làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong, trong khi được cung cấp đủ nước ở cấp độ tế bào sẽ làm chậm và thậm chí đảo ngược quá trình lão hóa sinh học.”

Nếu chúng ta có thể giữ nước hoàn hảo trong môi trường nội bào, quá trình lão hóa của chúng ta sẽ chậm lại nếu không muốn nói là đảo ngược. 

Lý do là vì nước là cơ chế quan trọng giúp bạn loại bỏ độc tố và chất oxy hóa được sản xuất tự nhiên khỏi cơ thể.

Biểu hiện lâm sàng của lão hóa và viêm nhiễm cuối cùng là một trong những nguyên nhân làm mất khả năng sản xuất nhiên liệu ở cấp độ ty thể. 

Khi tế bào bị mất nước, khi tế bào không nhận được oxy và hydro ở dạng nước bên trong tế bào, tế bào sẽ mất khả năng để các ty thể đó sử dụng tất cả năng lượng đó để sửa chữa, thay thế tế bào và toàn bộ quá trình chống lão hóa cố gắng.

Nước từ trường giống với nước của tế bào 

Định nghĩa “Nước trong tế bào” đã xuất hiện từ trước những năm 70, khi đa số các nhà sinh học xem nước trong tế bào chỉ là một dung môi thông thường với các đặc tính đồng nhất, hay nói cách khác là nước thông thường (nước dạng khối). 

Gần đây đã có rất nhiều thảo luận về nước sinh học. 

Một định nghĩa mềm mô tả nước sinh học là bất kỳ loại nước nào xung quanh phân tử sinh học (tức là protein, DNA hoặc RNA, hoặc một phần của màng tế bào) có các đặc tính khác biệt với các đặc tính của nước khối (tức nước thông thường).

Các định nghĩa “cứng” hơn mô tả nước sinh học là nước hoạt động với sự điều chỉnh lẫn nhau của các đặc tính nhiệt động và động lực học của phân tử sinh học và các vùng nước xung quanh, và thậm chí với việc bao phủ protein bởi một lớp vỏ các phân tử nước chức năng. Lớp vỏ nước này có thể “chi phối” chuyển động của nó và lan truyền đến một khoảng cách đáng kể.

Cuối cùng, những cách giải thích “cứng nhất” gần đây đưa ra khái niệm nước sinh học như một loài riêng biệt mà bản thân nó có thể mang các chức năng sinh học.

Năm 2014, Tiến sĩ Konrad Meister, cùng với 6 nhà khoa học khác là Simona Strazdaite, Arthur L DeVries, Stephan Lotze, Luuk L C Olijve, Ilja K Voets, Huib J Bakker đã nghiên cứu các đặc tính của nước trên bề mặt của một protein chống đông và đã tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự hiện diện của các lớp nước giống như băng ở vị trí liên kết với băng của protein trong dung dịch nước ở nhiệt độ cao hơn điểm đóng băng.

Tiếp đó, GS. TS Gerald Pollack đã cung cấp nhiều minh chứng thực nghiệm thuyết phục về sự tồn tại của “nước bề mặt” với các đặc tính loại trừ các các hạt nhỏ và cả các phân tử tương đối lớn như chất chỉ thị pH và phân tử sinh học, Ông đã đặt tên cho nước đó là nước EZ.

Gần đây, Tiến sĩ Mu Shik Jhon đã đo trạng thái của nước bên cạnh các phân tử sinh học chức năng bằng cách sử dụng một số kỹ thuật, bao gồm: hệ số trương nở thẩm thấu, giãn chất điện môi, NMR và Đo nhiệt lượng quét vi sai. 

Kết quả cho thấy có 3 lớp hoặc trạng thái khác nhau đối với nước bao quanh các protein này. Ông đặt tên cho chúng là các lớp nước X, Y và Z.

Nước được liên kết trực tiếp với một protein chức năng được gọi là lớp Z và được giữ chặt chẽ đến mức nó có cấu trúc gần như rắn trong khi vẫn duy trì trạng thái lỏng. Lớp Y là lớp trung gian, tiếp theo là lớp X được coi là nước khối hay nước thông thường.

Ông đã tiến hành nhiều phép tính về cấu trúc của nước bao quanh các protein sinh học khác nhau và cho ra kết quả là:

Với tình trạng bình thường thì có 62% là nước có cấu trúc lục giác. 24% là nước có cấu trúc ngũ giác, và 14% là nước có cấu trúc khác.

Nhưng với các protein bất thường (gây ung thư) thì số lượng cấu trúc lục giác giảm đáng kể và số lượng cấu trúc ngũ giác tăng lên.

Nước từ trường là loại nước được xử lý qua sóng từ trường của nam châm vĩnh cửu, từ đó sản sinh ra các phân tử nước nhỏ có cấu trúc lục giác giống với nước trong tế bào. 

Các phân tử nước này có khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và muối khoáng đi vào tế bào nhanh hơn. 

Nhờ vậy hỗ trợ cho quá trình hấp thụ chất và đào thải độc tố trong tế bào nhanh chóng.

Theo các nghiên cứu, nước lục giác làm tăng cường hệ miễn dịch vì sự phân phối nhanh hơn, hiệu quả hơn các chất dinh dưỡng và loại bỏ các độc tố khỏi các tế bào.

Theo đó, nước từ trường sẽ có những tác động tương tự và là loại nước tốt cho sức khỏe.

Cấu trúc của nước lục giác.
Cấu trúc của nước lục giác.

Nước từ trường giúp nâng cao thể chất, cải thiện bệnh lý và là phương pháp làm đẹp hiệu quả đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Uống nước từ trường trong thời gian dài có thể cải thiện khả năng giải độc và trao đổi chất của cơ thể, hoạt hóa tế bào hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch.

Nước mang năng lượng từ tính cũng hữu ích cho những người bị táo bón, tăng Axit Uric máu, bệnh gút và các bệnh khác.

Lợi ích của nước từ trường.
Lợi ích của nước từ trường.

Đọc thêm: 

- Khoa học đã chứng minh nước từ trường giống với nước trong tế bào.

- Nước từ trường - Những lợi ích vàng cho sức khỏe người tiêu dùng.

Bổ sung nước từ trường mỗi ngày là một trong những giải pháp hữu ích cho sức khỏe.
Bổ sung nước từ trường mỗi ngày là một trong những giải pháp hữu ích cho sức khỏe.

Lời kết

Nước là trung tâm của mọi vấn đề về sức khỏe, những ảnh hưởng của nước tới tế bào gây nên nguy cơ bệnh tật cho con người.

Bổ sung nước từ trường có cấu trúc lục giác giống nước trong tế bào cơ thể người giúp cân bằng nội môi, loại bỏ độc tố và các tác nhân gây bệnh khác.