Sự chuyển dịch bằng năng lực công nghệ chủ chốt chính là yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh và vị thế cho các công ty mảng 3PL, logistics.
Vốn là ngành phát triển nhanh chóng và nhận được sự đầu tư lớn, thế nhưng ngành logistics Việt Nam vẫn đang phải giải quyết vấn đề chi phí dịch vụ cao (tương đương 20.9% GDP, cao hơn mức 14% bình quân toàn cầu).
Đặc biệt trong hai năm đại dịch, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và năng lực sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đã đặt ra yêu cầu vận hành logistics bằng công nghệ hiện đại để tối ưu hoạt động kinh doanh.
Dưới đây là 3 công nghệ phổ biến nhất được Boxme, doanh nghiệp mảng 3PL, đơn vị tiên phong phát triển dịch vụ Fulfillment triển khai mạnh mẽ giúp các nhà bán, chủ doanh nghiệp củng cố quy trình, tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa hoạt động logistics.
1. Vận hành hệ thống tiện gọn với công nghệ điện toán đám mây
Tại Đông Nam Á, doanh thu từ thị trường điện toán đám mây ước tính sẽ đạt 40 tỷ đô trong năm 2025. Trong đó nhiều doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam đã có những hiểu biết nhất định và đang triển khai nhiều chiến lược ứng dụng web cloud trong công cuộc chuyển đổi số.
Hiểu một cách khái quát, khi xây dựng một phần mềm quản lý dữ liệu, ta cần đặt chúng trên máy chủ (hosting).
Điện toán đám mây giúp liên kết các máy chủ với nhau để tận dụng phần dung lượng dư thừa, và máy chủ càng sở hữu dung lượng lớn thì hệ thống càng vận hành ổn định.
Trong ngành logistics, điện toán đám mây cung cấp cho nhà quản lý các thông tin về phương tiện vận chuyển, điều phối sân bãi, giúp tìm ra các chuyến hàng quan trọng, tuyến đường nhanh nhất để đẩy nhanh tốc độ hoàn thành đơn hàng.
Khi đó, một phần mềm quản lý logistics có thể hoạt động dựa trên nhiều máy chủ khác nhau. Chính dung lượng lớn của các máy chủ giúp quá trình này trở nên nhanh chóng, hiệu quả.
Hơn thế, điện toán đám mây còn là mô hình liên lạc, chia sẻ dữ liệu toàn cầu, giúp tối ưu quy trình và thời gian vận hành, tạo kết nối liên tục với các doanh nghiệp trong hệ sinh thái số.
Giờ đây, thay vì tự bỏ tiền đầu tư cả hệ thống máy chủ vật lý, chủ phần mềm chỉ cần bỏ ra khoản phí nhỏ để duy trì hệ thống web cloud.
Chính sự tiết kiệm này của nền tảng điện toán đám mây nên hiện nay các phần mềm quản lý hệ thống, khách hàng... đều áp dụng công nghệ này.
Ông Hán Văn Lợi, CEO Boxme cho hay mặc dù việc ứng dụng các công nghệ như Cloud, Big Data, Microservices vào quản trị doanh nghiệp hiện nay không phải là mới. Nhưng trong ngành Logistics đặc biệt là các công ty Logistics truyền thống của Việt Nam thì việc ứng dụng này vẫn chưa thực sự đi vào đời sống.
"Khởi nguồn là công ty công nghệ, Boxme luôn nỗ lực nâng cao niềm tin cho các DN trong việc chuyển đổi số bằng việc tìm hiểu và áp dụng những công nghệ mới có thể chứng minh hiệu quả tức thì nhằm nâng cao năng lực của ngành logistics, mang đến những trải nghiệm mới mẻ và có tính ứng dụng cao cho khách hàng". Ông Lợi chia sẻ thêm.
2. Đơn giản hóa các tác vụ logistics với công nghệ API
API - Application Programming Interface, giao diện lập trình ứng dụng: đây là công nghệ giúp các phần mềm (hệ điều hành, ứng dụng, các module trong hệ thống doanh nghiệp...) giao tiếp với nhau, tận dụng năng lực của nhau.
Nhân viên phục vụ tại nhà hàng có thể là ví dụ dễ hiểu cho vai trò của API. Người phục vụ (hay API) sẽ nhận yêu cầu từ thực khách và truyền đạt với nhà bếp (hệ thống) những thứ cần làm. Sau đó người phục vụ sẽ phản hồi ngược lại cho khách, tức mang thức ăn từ nhà bếp đến tận bàn.
API cung cấp cho các công ty logistics khả năng tự động hóa theo thời gian thực.
Cụ thể, API giúp các công ty 3PL theo dõi lô hàng, cập nhật khách hàng, nhập kho, kiểm soát hàng tồn và các thủ tục giấy tờ khác. Tất cả các dữ liệu nhân viên như chức năng nhân sự, bảng lương, bảo hiểm, lịch trình... đều có thể được truy cập, chỉnh sửa ngay lập tức.
API vận chuyển hàng hóa cũng có khả năng cập nhật các tuyến đường vận chuyển, giá cước, tính đến lưu lượng giao thông, thời tiết... để ước tính chính xác tuyến đường vận chuyển tiết kiệm chi phí và tối ưu về thời gian nhất.
Hệ thống có chức năng hỗ trợ báo giá vận chuyển và lập kế hoạch tuyến đường phổ biến trong các ứng dụng, phần mềm logistics, vận chuyển.
Với nền tảng công nghệ này, Boxme chủ động kết nối đến các nền tảng bán hàng khác như Woocommerce, Shopify, Magento, Marketplace..., hệ thống kế toán cũng như các hệ thống ERP thông dụng và cho phép khách hàng kết nối thông qua API trên nền tảng Omisell phát triển bởi Boxme.
Ngoài ra khách hàng cũng có thể chủ động kết nối với hệ thống Boxme qua hệ thống Open API.
Đây có thể xem như công nghệ kết nối giúp cho việc quản trị doanh nghiệp trên môi trường số trở nên toàn diện, đa kênh và đồng bộ hóa.
3. Quản lý hàng hóa bằng công nghệ mã vạch
Quản lý kho bằng barcode (mã vạch) là phương pháp quản lý thông minh khắc phục các nhược điểm trong lối quản lý truyền thống, vừa đảm bảo hiệu quả quản lý vừa tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân sự cho doanh nghiệp.
Cụ thể, mọi thông tin về lô hàng, sản phẩm, lot number (số lô sản xuất), vị trí kệ hàng, ngày giờ xuất nhập kho đều có thể được mã hóa chỉ bằng một chiếc tem mã vạch.
Kho hàng của Boxme tại TP. Hồ Chí Minh, với mọi kiện hàng đều được quản lý bằng công nghệ mã vạch.
Là đơn vị cung cấp dịch vụ fulfillment toàn diện, hoàn thiện quy trình logistics cho các doanh nghiệp Việt Nam Boxme, quá trình quản lý hàng hóa bằng barcode thường gồm ba giai đoạn:
Đầu tiên, các doanh nghiệp nhập hàng và gửi hàng vào các nhà kho lớn tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội của Boxme. Tại đây, các nhân viên Boxme phụ trách dán mã vạch vào hàng hóa để quản lý.
Tiếp theo, hệ thống quản lý kho hàng (WMS - warehouse management system) của Boxme với quy trình quét mã vạch chuyên nghiệp, sử dụng các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân (PDA - personal digital assistant) để vận hành kho hàng hiệu quả.
Cuối cùng, khi tiếp nhận lệnh mua hàng từ các kênh mua sắm trực tuyến, Boxme sẽ lấy hàng ra từ hệ thống quản lý bằng mã vạch, đóng gói và hoàn thành đơn hàng.
Chính phương pháp quản lý bằng mã vạch giúp Boxme giảm thiểu thời gian chuẩn bị hàng, đảm bảo năng lực giao hàng đúng thời hạn cho người mua.
Boxme: cung cấp dịch vụ quản lý kho vận, hoàn tất đơn hàng tự động nhờ thế mạnh công nghệ
Đội ngũ phát triển các giải pháp logistics tại Boxme luôn tâm niệm, việc ứng dụng triệt để các công nghệ hiện đại trên là nhằm tối ưu dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Một buổi họp triển khai giải pháp công nghệ mới của đội ngũ Boxme.
Đại diện Boxme chia sẻ: "Việc ứng dụng công nghệ giúp Boxme giải quyết được nhiều bài toán trong lĩnh vực fulfillment: kết nối với tất cả các kênh bán hàng của doanh nghiệp để quản lý tồn kho, quản lý đơn hàng một cách đồng bộ; kết nối với nhiều phương án vận chuyển, phân tích tìm ra giải pháp vận chuyển tối ưu; quản lý hệ thống kinh doanh online, lập báo cáo chi tiết cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ".
Có thể thấy, trong giai đoạn phục hồi và bứt tốc sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp ngành logistics cần áp dụng sâu rộng các công nghệ mới để mang đến dịch vụ hậu cần số hóa, cải thiện mô hình làm việc và công tác vận hành để thích nghi với thời cuộc.
Bảo Thạch - Trends Việt Nam