Vài tháng qua, do tình hình dịch bệnh tại TP.HCM và Hà Nội nên những thị trường chính của Digiworld trở nên hết sức căng thẳng gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh.

Với tư cách là người điều hành mảng phát triển tổ chức của công ty có hơn 500 nhân sự, bà Tô Hồng Trang trở nên bận bịu và căng thẳng trong công việc hơn trước rất nhiều.

Bà Tô Huyền Trang - nữ tướng Digiworld. Chân dung bà Tô Huyền Trang - nữ tướng Digiworld.

Đầu tiên là bận quản lý dự án CSR của Digiworld "Triệu khẩu trang, triệu tấm lòng" cũng như hỗ trợ những dự án thiện nguyện khác trong mạng lưới của mình.

Tiếp đến là làm chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trước khủng hoảng mùa dịch.

Theo bà Trang, mục tiêu cao nhất của thiện nguyện không phải đến từ số tiền mình biếu tặng họ mà đến từ tấm lòng, giúp họ cảm nhận được rằng họ không bị bỏ lại phía sau.

Sự thật, thiện nguyện là công việc nhạy cảm và dù doanh nghiệp có tiêu tiền của mình cũng phải cẩn trọng – minh bạch; nếu không sẽ tạo tác dụng ngược.

Về cá nhân, tổ chức đứng ra quyên góp tiền từ thiện từ cộng đồng, các cấp quản lý của Nhà nước cần có luật lệ khắt khe để kiểm soát hoạt động của họ.

Điều này nhằm không tạo ra những biến chất, khiến nhiều người dân có cái nhìn thiếu thiện cảm với mảng hoạt động này.

Hiện trạng Digiworld từ đầu năm 2021 và tại thời điểm hiện tại

Từ đầu năm nay cho đến hết quý II, tình hình kinh doanh của Digiworld vẫn phát triển tốt.

Tuy nhiên, khi sang quý III - thời điểm dịch bùng phát và các Chỉ thị 16 và 16+ được áp dụng đã gây ra không ít khó khăn trong luân chuyển, gây khó khăn chung cho việc kinh doanh.

Quan điểm bà Tô Hồng Trang về CSR

Quan điểm cá nhân của tôi: cuộc sống vốn dĩ không công bằng, nó chỉ bớt bất công hơn khi người đầy đủ biết chia sẻ, giúp đỡ người kém may mắn. 

Nhiều chủ doanh nghiệp vẫn giữ suy nghĩ là họ tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn công nhân, đóng thuế đầy đủ là hoàn thành nghĩa vụ. Thế nhưng bà Trang lại không đồng tình.

Bởi bà cho rằng không phải lúc nào mọi chuyện kinh doanh cũng "xuôi chèo mát mái" nên sẽ có thời điểm công ty cần sự giúp đỡ từ nhiều phía.

Điển hình như khi bắt đầu đại dịch Covid-19, rất nhiều nước giàu mạnh trên thế giới không đủ khẩu trang vì quá bất ngờ và nguồn cung không đáp ứng, thì Việt Nam đã viện trợ rất nhiều khẩu trang cho các nước giàu hơn.

Dù là nước đang phát triển nhưng Việt Nam vẫn sẵn lòng tặng khẩu trang hỗ trợ một số nước EU phòng chống Covid-19. Dù là nước đang phát triển nhưng Việt Nam vẫn sẵn lòng tặng khẩu trang hỗ trợ một số nước EU phòng chống Covid-19.

Sự thay đổi trong chiến lược CSR của Digiworld

Trước kia vì tập trung hoạt động vào mảng ICT - phục vụ đa dạng các lĩnh vực như kinh doanh - giáo dục nên Digiworld thường quan tâm hơn tới đối tượng như là thanh thiếu niên và trẻ em.

Những năm gần đây, Digiworld cũng quan tâm nhiều tới vấn đề môi trường như trồng cây cho rừng ngập mặn, trao tặng mầm xanh sau lũ,...

Sinh nhật tuổi 22 của Digiworld với hành trình thiện nguyện trồng cây gây rừng và nhiều hoạt động bảo vệ môi trường ý nghĩa khác. Sinh nhật tuổi 22 của Digiworld với hành trình thiện nguyện trồng cây gây rừng và nhiều hoạt động bảo vệ môi trường ý nghĩa khác.

Tuy vậy khi Covid xuất hiện, Digiworld đã thực hiện hoạt động CSR mềm mỏng hơn.

"Chúng tôi cảm thấy mình cần chung tay cùng xã hội và cung cấp những gì người dân Việt Nam đang cần kíp nhất – có thể ảnh hưởng đến sự sống chết. Chiến dịch "Triệu khẩu trang, triệu tấm lòng" của chúng tôi đã ra mắt trên tinh thần đó", bà Trang chia sẻ.

Chiến dịch "Triệu khẩu trang, triệu tấm lòng"

Vào đợt cao điểm mùa dịch, Digiworld biết được các bác y sĩ ở tầng 4,5 khu hồi sức cấp cứu điều trị bệnh nhân nặng bị thiếu khẩu trang N95 3M nên doanh nghiệp có ý muốn tặng họ.

Nhưng do không tìm được nguồn chính hãng khẩu trang N95 3M nên Digiworld phải thay đổi nhóm sản phẩm từ 3M sang N95 do một công ty sản xuất khẩu trang được giấy phép xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Ngoài ra, khi làm việc với nhóm cán bộ Quận 12, Digiworld đã chứng kiến nhiều hộ dân nghèo không đủ kinh tế để có thể mua nhiều khẩu trang phòng dịch.

Ông Hòa Trang - Digiworld là cầu nối gắn kết công ty với các bác sĩ tại bệnh viên tuyến đầu chống dịch trong chiến dịch “Triệu khẩu trang, triệu tấm lòng”. Ông Hòa Trang - Digiworld là cầu nối gắn kết công ty với các bác sĩ tại bệnh viên tuyến đầu chống dịch trong chiến dịch “Triệu khẩu trang, triệu tấm lòng”.

Và từ đó, ý tưởng "Triệu khẩu trang, triệu tấm lòng" được triển khai nhanh chóng trong vòng 1 tháng.

Chiến dịch này chủ yếu lấy từ ngân sách của công ty và một phần từ nguồn quyên góp từ cán bộ nhân viên công ty, gia đình, bạn bè thân hữu để lan tỏa tinh thần san sẻ giữa mùa dịch. 

Quan điểm bà Tô Hồng Trang khi nhiều ý kiến xoay quanh việc doanh nghiệp mang từ thiện đi làm việc nhưng lại đối xử không tốt với nhân viên.

"Tôi không rõ xung quanh mọi người có như thế không, nhưng tôi có một cách đánh giá chung về doanh nghiệp hoặc cá nhân làm CSR.
Tôi không bao giờ tin một người đối xử không tốt với gia đình, người thân, người giúp việc của mình mà lại hào hiệp với người dưng, kiểu ‘con mình không nuôi mà lại đi làm mẹ cả đàn con người người khác", bà cho biết.

Hoài niệm lại khoảnh khắc đáng nhớ trong giai đoạn chống dịch đối với "nữ tướng" Digiworld

Theo tâm sự của bà Trang, "Tôi bỗng trở thành "trợ lý bác sỹ" bất đắc dĩ cả ngày và đêm, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc, tập thở, đo nhiệt độ, đo SPO2, báo cáo lại bác sỹ,... khi người nhà nhân viên bị nhiễm Covid".

Bà Trang cũng cho rằng nhân viên gọi mình khi khó khăn không phải vì sự giỏi giang của bà mà là bởi họ đang cần một chỗ dựa tinh thần vững chắc khi gặp khó.

Bà Tô Hồng Trang (bên phải) nhớ lại thời điểm mình được nhân viên tin tưởng và là chỗ dựa cho nhân viên trong thời gian khó khăn mùa dịch. Bà Tô Hồng Trang nhớ lại thời điểm mình là chỗ dựa cho nhân viên trong thời gian khó khăn mùa dịch.

Ý kiến bà Trang khi doanh nghiệp chạy đua làm CSR

Bà Tô Hồng Trang đều lấy đó là niềm vui khi các doanh nghiệp đua nhau làm CSR vì càng nhiều cá nhân làm thiện nguyện thì dân trí cũng được nâng tầm.

Tinh thần CSR của nhà lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng lớn đến văn hóa CSR doanh nghiệp đó.

Với bà Trang, việc khiến cho những người được hỗ trợ khó khăn cảm thấy họ không bị bỏ rơi và cần phải phấn đấu cải thiện cuộc sống thông qua sự giúp đỡ tức thời của người khác là điều làm nên CSR bền vững.

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể phẩn bổ ngân sách CSR một cách khoa học để có thể vừa mang lại điều tốt đẹp cho cộng đồng mà cũng đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp mình.

Bên cạnh CSR liên tục và đều đặn của Digiworld, bà Trang cũng tham gia nhiều mạng lưới khác như Endeavor hay ủng hộ y bác sỹ mùa dịch

Bà Trang cho biết bản thân mình rất may mắn khi Digiworld có 3 người điều hành chính nắm 3 mảng: Kinh doanh do anh Việt – TGĐ cũng là chồng tôi lo, Vận hành và Tài chính do chị Kiện Phương – Chủ tịch HĐQT đảm nhiệm. Và tôi thực hiện ở mảng mà tôi có năng lực: Phát triển một tổ chức bền vững và điều hành các hoạt động CSR.

Đặc biệt, bà Trang và chồng đã thống nhất sẽ không để lại cho con quá 20% tài sản của 2 vợ chồng, phần còn lại sẽ đóng góp vào xã hội thông qua các hoạt động thiện nguyện, CSR.

Cuối cùng, bà Trang mong muốn khi các doanh nghiệp thực hiện CSR cần có kiểm toán, công khai sao kê tiền nhận và chi.

Đồng thời, các cấp quản lý Nhà nước cần ban hành luật lệ khắt khe hơn để kiểm soát các cá nhân, tổ chức đứng ra quyên góp từ thiện.

Bà Trang nghĩ Nhà nước và doanh nghiệp nên làm như vậy để có thể thực hiện hoạt động CSR ngày một tốt hơn, tránh được các vụ lùm xùm về từ thiện như thời gian qua.

Theo Cafebiz