Cụ thể, 7 mô hình này bao gồm:

- Mô hình kinh doanh hỗ trợ quảng cáo;
- Thương mại điện tử;
- Freemium;
- Thị trường/Nền tảng;
- Đăng ký (Subscription);
- Trang tổng hợp;
- Huy động vốn từ cộng đồng.

Có một số mô hình cơ bản làm nền tảng cho nền kinh tế kỹ thuật số (Ảnh: Unsplash).
Có một số mô hình cơ bản làm nền tảng cho nền kinh tế kỹ thuật số (Ảnh: Unsplash).

1. Mô hình kinh doanh hỗ trợ quảng cáo - Thu thập dữ liệu, kết nối và quảng bá

Mô hình kinh doanh có hỗ trợ quảng cáo là một trong những mô hình thành công nhất của kỷ nguyên kỹ thuật số. 

Mô hình này đứng sau sự trỗi dậy của các công ty như Google và Facebook, những công ty kết nối người dùng với các sản phẩm và dịch vụ bằng AI và Analytics. 

Điều này đã trở nên khả thi do lượng dữ liệu người dùng khổng lồ có thể được thu thập từ những người dùng trực tuyến. 

Vào thời của quảng cáo trên báo chí, đài phát thanh và truyền hình, dữ liệu có thể được thu thập chỉ giới hạn ở thông tin từ khán giả và các cuộc điều tra nghiên cứu thị trường. 

Ngày nay, mỗi lần nhấp, theo dõi, thích và chia sẻ, cũng như thông tin cung cấp trực tiếp cho các trang Web và dịch vụ, đều có thể được sử dụng tối ưu.

Đó là cơ hội để các mô hình kinh doanh hỗ trợ quảng cáo lên ngôi.

Các công ty hỗ trợ quảng cáo đang đáp ứng nhu cầu của các thương hiệu ở thời điểm hiện tại (Ảnh: Unsplash).
Các công ty hỗ trợ quảng cáo đang đáp ứng nhu cầu của các thương hiệu ở thời điểm hiện tại (Ảnh: Unsplash).

2. Thương mại điện tử - Thị trường trung gian trực tuyến

Giá trị của thương mại điện tử toàn cầu được ước tính vào khoảng 10 nghìn tỷ đô la vào năm 2020 và dự kiến ​​​​sẽ tăng lên 27 nghìn tỷ đô la vào năm 2027.

Thương mại điện tử đề cập đến các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ trực tuyến trực tiếp cho khách hàng. 

Điều này có thể mô tả những “gã khổng lồ” như AmazonAlibaba bán sản phẩm trực tiếp cho chính người tiêu dùng nhưng cũng hoạt động như thị trường trung gian. 

Thương mại điện tử cung cấp một cách siêu tiện lợi và giá cả phải chăng cho bất kỳ ai bắt đầu bán sản phẩm trên toàn cầu mà không phải lo lắng về hậu cần và chi phí thiết lập các cửa hàng truyền thống. 

Nền tảng và thị trường có những ưu điểm như:

- Biến công việc thiết lập mặt tiền cửa hàng và niêm yết sản phẩm trở thành công việc của một người;
- Các nhà khai thác thương mại điện tử thường sẽ tận dụng sức mạnh của các nền tảng quảng cáo như Google hoặc Facebook để tiếp cận khách hàng trong thị trường ngách. 

Amazon là minh chứng cho thị trường thương mại điện tử khổng lồ (Ảnh: Unsplash).
Amazon là minh chứng cho thị trường thương mại điện tử khổng lồ (Ảnh: Unsplash).

3. Freemium - Miễn phí hay sử dụng tính năng cao cấp?

Mô hình kinh doanh Freemium thường liên quan đến việc cung cấp miễn phí phiên bản cơ bản, đơn giản của sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng tính phí người dùng nếu họ muốn truy cập các tính năng cao cấp. 

Các ví dụ bao gồm:

- Spotify: đặt giới hạn về cách người dùng có thể nghe nhạc trừ khi họ là người đăng ký;
- LinkedIn: cho phép mọi người duyệt quảng cáo việc làm và liệt kê các vị trí tuyển dụng, nhưng chỉ cho phép các chức năng phân tích nâng cao cho những người đăng ký để trợ giúp tìm kiếm và tuyển dụng việc làm.

Mô hình này cũng phổ biến với các nhà xuất bản Game.

Những người sử dụng phiên bản miễn phí để thu hút người chơi trước khi khuyến khích họ đăng ký hoặc mua các tính năng hay lợi ích riêng lẻ trên cơ sở "trả tiền để được chơi".

Nhiều khách hàng không ngần ngại nâng cấp bản Premium của Spotify sau khi trải nghiệm bản miễn phí (Ảnh: Unsplash).
Nhiều khách hàng không ngần ngại nâng cấp bản Premium của Spotify sau khi trải nghiệm bản miễn phí (Ảnh: Unsplash).

4. Thị trường/Nền tảng - Phát triển thị trường thông qua nền tảng

Mô hình này bao gồm cả các nhà cung cấp thương mại điện tử như Amazon và Alibaba, những công ty đã phát triển thành thị trường nơi mọi người có thể thành lập doanh nghiệp của riêng mình. 

Đồng thời, mô hình cũng bao gồm các nền tảng chuyên biệt hơn như eBay, Airbnb

Những nhà cung cấp này thường sẽ sử dụng các chiến dịch phân tích và quảng cáo cũng như sức ảnh hưởng để hướng lưu lượng truy cập đến cửa hàng hoặc danh sách của khách hàng. 

Đối với chủ sở hữu thị trường hoặc nền tảng, lợi ích là họ thậm chí không phải tự cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ và họ có thể thu hoa hồng từ mọi doanh nghiệp bán trên nền tảng của họ. 

Nền tảng Ebay là một Website đấu giá trực tuyến, nơi các tổ chức, cá nhân ở khắp nơi trên thế giới có thể mua hoặc bán hàng hóa và dịch vụ (Ảnh: Unsplash).
Nền tảng Ebay là một Website đấu giá trực tuyến, nơi các tổ chức, cá nhân ở khắp nơi trên thế giới có thể mua hoặc bán hàng hóa và dịch vụ (Ảnh: Unsplash).

5. Đăng ký (Subscription) - Tính phí khi đăng ký

Mô hình này đề cập đến bất kỳ doanh nghiệp nào tính phí khách hàng thanh toán thường xuyên. 

Ban đầu, mô hình thường đề cập đến các nhà cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như Netflix cung cấp phim theo yêu cầu. 

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà bán lẻ sản phẩm và nhà sản xuất cung cấp hàng hóa và hàng tiêu dùng thông qua việc đăng ký. 

Ví như các doanh nghiệp giao thực phẩm tươi sống tại nhà như Hello Fresh

Amazon là một ví dụ về doanh nghiệp bao trùm toàn bộ các lĩnh vực:

Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số như Video, âm nhạc và cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, cũng như các gói đăng ký sản phẩm giao hàng hóa trực tiếp đến tận nhà của khách hàng. 

Mô hình kinh doanh này cho phép các tổ chức tạo thu nhập thường xuyên, đồng thời, phát triển mối quan hệ liên tục với khách hàng, nghĩa là họ có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau khi yêu cầu của khách hàng thay đổi. 

Netflix thu hút người dùng đăng ký sử dụng nhờ chất lượng hình ảnh và nội dung (Ảnh: Unsplash).
Netflix thu hút người dùng đăng ký sử dụng nhờ chất lượng hình ảnh và nội dung (Ảnh: Unsplash).

6. Trang tổng hợp - Cổng thông tin tiện dụng

Mô hình kinh doanh này liên quan đến việc tìm kiếm các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên Web, sau đó, tổng hợp chúng vào một cổng tiện dụng nơi người mua hàng có thể so sánh giá cả, tính năng và lợi ích, như Shopping.com

Các công cụ tổng hợp khác chuyên về các thị trường cụ thể như Expedia (du lịch). 

Thay vì tính phí cho các doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm trên trang Web, các doanh nghiệp này tạo doanh thu từ các lượt giới thiệu mà họ được trả khi người tiêu dùng mua sản phẩm thông qua họ.

Giao diện của trang Web tổng hợp về du lịch của Expedia.
Giao diện của trang Web tổng hợp về du lịch của Expedia.

6. Huy động vốn từ cộng đồng - Quyên góp và phát triển sản phẩm

Mô hình kinh doanh thời đại kỹ thuật số cuối cùng là huy động vốn từ cộng đồng. 

Các trang huy động vốn từ cộng đồng lớn như: Kickstarter, Gofundme.

Đây cũng là những nền tảng cung cấp cho các doanh nghiệp khác cơ hội huy động vốn thông qua các khoản quyên góp nhỏ từ một số lượng lớn cá nhân. 

Bản thân các doanh nghiệp huy động vốn từ cộng đồng là những doanh nghiệp sử dụng tiền được tạo ra thông qua các nền tảng này như một nguồn doanh thu, thường là để tung ra các sản phẩm nào đó. 

Các trang Web khác như Patreon cho phép người sáng tạo xây dựng mối quan hệ cá nhân với khán giả của họ, thường cho phép họ tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ liên tục như âm nhạc, Video hoặc văn bản.

Giao diện thu hút của trang Web ​​Patreon.
Giao diện thu hút của trang Web ​​Patreon.

Lời kết

Đây là những mô hình kinh doanh đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp có thể khám phá và mở rộng trong năm nay, tạo nền tảng và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.

Lược dịch từ bài viết của Forbes.