Nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nhiều cây cầu nối 2 bờ sông Hàn, mở rộng đô thị về phía Đông nên Đà Nẵng đã có những bước phát triển ngoạn mục không chỉ về du lịch mà là cả kinh tế và công nghiệp.

Chiến lược phát triển bao quát mọi lĩnh vực

Trong Đại hội lần thứ XXII, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xác định đổi mới mô hình tăng trưởng sang những lĩnh vực có giá trị cao với 3 trụ cột và 5 lĩnh vực mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 43 - NQ/TW ngày 24/1/2019.

5 lĩnh vực kinh tế mũi nhọn thành phố gồm:

Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.

Điều này được thể hiện khi ngay từ đầu năm 2021, khi thành phố xác định chủ đề “Năm khôi phục tăng trưởng và đẩy mạnh phát triển kinh tế”.

Tầm quan trọng từ các công trình hạ tầng

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công là Đà Nẵng đã đi đúng hướng trong quy hoạch, đẩy mạnh hạ tầng giao thông đô thị.

Nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nhiều cây cầu nối 2 bờ sông Hàn, mở rộng đô thị về phía Đông để phát triển du lịch, Đà Nẵng đã có những bước phát triển ngoạn mục.

Một góc Đà Nẵng năm 1997. Một góc Đà Nẵng năm 1997.

Trước khi trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương năm vào 1997, bộ mặt đô thị Đà Nẵng vẫn tồn tại nhiều bất cập, đường phố chật hẹp, khu chức năng đô thị lẫn lộn, bờ Đông sông Hàn bị tách biệt và chưa phát triển...

25 năm sau, với chiến lược “hạ tầng đi trước”, thiết lập nhiều cây cầu nối 2 bờ sông Hàn, mở rộng đô thị về phía Đông để phát triển du lịch, Đà Nẵng đã chuyển mình mạnh mẽ.

Đời sống nhộn nhịp phát triển bên bờ sông Hàn ngày nay. Đời sống nhộn nhịp phát triển bên bờ sông Hàn ngày nay.

Theo thạc sĩ Cao Trí Dũng, chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Đà Nẵng thực sự chuyển mình mang tính bước ngoặt kể từ năm 2000.

Việc các khu “nhà chồ” được giải tán, những cây cầu nối đôi bờ sông Hàn mọc lên, tuyến đường ven biển hình thành… chính là “cú hích” về hạ tầng để khôi phục các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn như du lịch, kinh tế biển…

Tháng 3/2013, cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý được khánh thành với kiến trúc độc đáo, thu hút du khách, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng - Thành phố của những cây cầu.

Cầu Rồng - một trong những biểu tượng du lịch của Đà Nẵng. Cầu Rồng - một trong những biểu tượng du lịch của Đà Nẵng.

Tháng 3/2015, Công trình nút giao thông Ngã Ba Huế hình thành.

Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ, phức hợp được cả 3 loại hình giao thông (nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt, vòng xuyến tầng 1 với 4 làn xe chạy và tầng 2 ưu tiên trục giao Quốc lộ 1A và ngã rẽ vào trung tâm Thành phố).

Nút giao thông Ngã ba Huế giúp giải quyết được “điểm đen” về giao thông. Nút giao thông Ngã ba Huế giúp giải quyết được “điểm đen” về giao thông.

Tháng 3/2022, công trình cải tạo cụm nút giao thông (3 tầng) phía Tây cầu Trần Thị Lý được đưa vào sử dụng, kết nối sân bay Đà Nẵng với khu vực bãi biển phía Đông thành phố.

Cụm nút giao thông giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm tại phía Tây cầu Trần Thị Lý. Cụm nút giao thông giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm tại phía Tây cầu Trần Thị Lý.

“Công trình góp phần tạo sức bật mới, động lực mới để Thành phố phục hồi tăng trưởng kinh tế, trong đó có việc kích hoạt lại các dự án phát triển hạ tầng đô thị, các dự án về kinh tế, xã hội, sự phục hồi của hoạt động du lịch”, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh nhận định.

Nhanh chóng phục hồi ngành du lịch và dịch vụ

Việc phát triển du lịch trong giai đoạn 2022-2025 sẽ phải đối diện với những khó khăn không nhỏ để phục hồi tăng trưởng du lịch, đặc biệt là tăng trưởng về khách.

Tuy nhiên đây là cơ hội để thành phố thực hiện việc cơ cấu lại ngành du lịch nhằm phục hồi và tiếp tục phát triển mục tiêu trong Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.

Mục tiêu cụ thể của chiến lược là đẩy nhanh các dự án du lịch như Dự án Làng Vân, Quảng trường trung tâm, nâng cấp sân bay Đà Nẵng… để thu hút khách du lịch.

Dự án Làng Vân dự kiến sẽ là một trong những biểu tượng du lịch mới của Đà Nẵng. Dự án Làng Vân dự kiến sẽ là một trong những biểu tượng du lịch mới của Đà Nẵng.

Ngoài ra cần khơi thông các điểm nghẽn để nhanh chóng đưa vào khai thác các tour du lịch quanh bán đảo Sơn Trà, trên Vịnh Đà Nẵng và dọc các tuyến đường sông.

Thêm vào đó thành phố cần phát triển thêm các sản phẩm du lịch trải nghiệm, sáng tạo, du lịch trên nền tảng số.

Du khách du lịch Đà Nẵng trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Du khách du lịch Đà Nẵng trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Trong thời gian tới, Sở Du lịch sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thị trường khi khôi phục trở lại các đường bay quốc tế.

Dự kiến từ nay đến tháng 10/2022, sẽ có 7 hãng hàng không khai thác các đường bay quốc tế từ Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật, Malaysia... và 1 đường bay mới từ Ấn Độ đến Đà Nẵng.

Dự kiến tần suất bay quốc tế là 90 chuyến/tuần và tần suất bay nội địa là hơn 230 chuyến/tuần.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghệ cao

Một số hoạt động kinh tế khác như sản xuất công nghiệp của thành phố Đà Nẵng cũng đang có nhiều dấu hiệu tích cực.

Trong tháng 4/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Bình quân 4 tháng đầu năm nay, IIP toàn ngành tăng 2,35% so với cùng kỳ.

Trong quý 2/2022, Đà Nẵng sẽ tiếp tục đổi mới.

Thành phố sẽ nghiên cứu thị trường trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là xúc tiến đầu tư tại chỗ.

Ngoài ra Đà Nẵng sẽ cho xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành công nghiệp thành phố, nghiên cứu ứng dụng dữ liệu lớn (big data) trong thống kê.

Cuối cùng là đẩy nhanh tiến độ triển khai thủ tục đầu tư của 3 khu công nghiệp mới và sớm đưa vào hoạt động Khu công nghiệp hỗ trợ và Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Kết hợp mở rộng khu công nghệ cao để tạo nguồn quỹ đất cung cấp cho các nhà đầu tư cũng là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế trọng điểm của Đà Nẵng.

Một trong những nhà xưởng công nghệ cao được đầu tư xây dựng tại KCN Đà Nẵng. Một trong những nhà xưởng công nghệ cao được đầu tư xây dựng tại KCN Đà Nẵng.

Một số thành tựu mà Đà Nẵng đạt được trong thời gian vừa qua

Cùng với Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng là đầu tàu về tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Tận dụng cơ hội vàng từ du lịch và bất động sản, sân bay quốc tế Đà Nẵng chỉ trong vòng 10 năm được nâng cấp, mở rộng 2 lần, trở thành một trong 3 sân bay quốc tế lớn của cả nước.

Từ một cửa ngõ duy nhất là Ngã ba Huế, ga đường sắt, Đà Nẵng hiện có trên 30 hãng hàng không của hơn 20 nước.

Sân bay Đà Nẵng là một trong những sân bay được đầu tư hiện đại nhất tại Việt Nam. Sân bay Đà Nẵng là một trong những sân bay được đầu tư hiện đại nhất tại Việt Nam.

Diễn đàn Phát triển đường bay châu Á 2022 (Routes Asia 2022) sắp được tiến hành sẽ là sự kiện quốc tế đầu tiên trong năm 2022 tổ chức tại TP. Đà Nẵng.

null

Dự kiến diễn đàn sẽ gồm 500 đại biểu tham dự, đến từ các hãng hàng không khu vực châu Á, châu u, Trung Đông và Bắc Mỹ, các sân bay và đơn vị khai thác sân bay.

Sự kiện này là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự phục hồi trở lại của ngành hàng không và du lịch Đà Nẵng sau dịch COVID-19.

Tổng hợp, nguồn: Báo đầu tư