Logistics chưa xứng với tiềm năng

Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, với khoảng 5.000 doanh nghiệp chuyên nghiệp. 

Trong số đó, ngành logistics hiện đóng góp khoảng 8,9% trong tổng GRDP của thành phố, tương đương khoảng 117.000 tỷ đồng và có tới 54% doanh nghiệp logistics có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. 

Điều đó cho thấy, ngành logistics đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, chi phí logistics tại Việt Nam lại đang ở mức rất cao, chiếm đến 19% GDP trong khi con số này ở các nước phát triển chỉ chiếm dưới 10%. 

Logictics trong nền kinh tế mở. Logictics trong nền kinh tế mở.

Nguyên nhân là do việc đầu tư cho logistics chưa nhiều, chủ yếu là tự phát của doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp tự làm logistics, không tối ưu hóa được chi phí và đầu tư xã hội. Việc quy hoạch chưa bài bản. 

Các giải pháp của sở ngành còn mang tính cục bộ. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy chậm đầu tư.

Nhận định về hiện trạng ngành logistics tại TPHCM, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho rằng hiện nay, thành phố chưa làm gì nhiều cho logicstics, chủ yếu là doanh nghiệp tự làm. Cơ sở hạ tầng như: đường bộ sắt, thủy, bộ chậm phát triển, chưa đồng bộ, thành phố cũng rất thiếu hệ thống kho, nhất là kho lạnh.

Chuỗi cung ứng không đáp ứng đủ nhu cầu 

Nhu cầu đối với kho lạnh trên thị trường hiện nay rất lớn. Tại Việt Nam, với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba trên thế giới, đây là ngành chiếm nhiều diện tích kho lạnh nhất. 

Trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, 30% đến 50% đơn đặt hàng xuất khẩu thủy sản đã bị hủy dẫn đến hàng tồn kho leo thang và các kho lạnh phải hoạt động công suất tối đa.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của JLL Việt Nam, số lượng kho lạnh đang ngày một tăng lên nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Nguồn cung kho lạnh bị hạn chế một phần là do các cơ sở này cần nhiều thời gian xây dựng hơn các loại bất động sản hậu cần khác. Việc xây dựng các kho bảo quản lạnh sẽ phức tạp và tốn kém hơn so với các kho tiêu chuẩn. 

Logistics Việt Nam: "Sân chơi" hấp dẫn nhưng khó chiếm lĩnh. Logistics Việt Nam: "Sân chơi" hấp dẫn nhưng khó chiếm lĩnh.

Theo đó, kho lạnh là hệ thống có thể điều chỉnh, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm nhằm kéo dài thời gian lưu kho một số mặt hàng nhất định như thực phẩm, mỹ phẩm hay thậm chí là vắc-xin. 

Kho lạnh có thể phân thành 3 loại chính bao gồm: Kho trữ đông lạnh sâu (từ -30 tới -28 độ C), Kho đông lạnh (từ -20 tới -16 độ C) và Kho mát (từ 2 tới 4 độ C).

Theo nghiên cứu của JLL Việt Nam, kho lạnh chứa thủy sản sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi nằm trong khoảng cách 50 km đến các cảng; các mặt hàng như rau quả nên được bố trí nằm gần các khu đô thị. 

Bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao Thị trường Việt Nam của JLL cho rằng, chi phí đầu tư kho lạnh cao gấp hai đến ba lần so với nhà kho thông thường và quá trình xây dựng có thể lâu hơn đến sáu tháng. Bên cạnh đó là thời hạn thuê thường kéo dài từ 15 năm đến 20 năm khiến nguồn cung đã khan hiếm càng khan hiếm hơn.

Còn theo ông Michael Ignatiadis, Giám đốc chuỗi cung ứng và hậu cần JLL châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ dân số và tầng lớp trung lưu tăng nhanh tại châu Á làm tăng nhu cầu mua thực phẩm tươi ngon cũng là nguyên nhân chính thúc đẩy nhu cầu về kho lạnh.

Kích cầu nguồn vốn đầu tư 

Mới đây, UBND TP.HCM đã phê duyệt Đề án phát triển ngành Logistics với mục tiêu đến năm 2025 đóng góp 10% sản phẩm trên địa bàn (GRDP), năm 2030 tỷ lệ đạt 12%.

Để đạt được mục tiêu trên với tình hình hiện nay, các doanh nghiệp logistics cần xác định rõ những cơ hội và thách thức trong năm 2021 và những năm tiếp theo với những kịch bản khác nhau để cùng phát triển Logistics trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP.HCM.

Tại hội thảo “Nhận diện cơ hội và thách thức đối với sự phát triển ngành logicstics TP.HCM”, bà Đặng Thị Minh Phương, Chủ tịch Hiệp hội Logicstics TPH.CM, cho biết hiện nhóm ngành logistics chiếm 8,6% GRDP TP.HCM, là ngành có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tư.

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Logistics. Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Logistics.

Thực tế, TP.HCM có hàng chục nghìn doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics, nhưng theo khảo sát, đa số làm dịch vụ cho nước ngoài, chi phí chưa thống nhất, cạnh tranh không lành mạnh. 

Về phía các doanh nghiệp logistics cho biết hệ thống vận tải kho vận hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chi phí logicstics của Việt Nam rất cao chiếm đến 19% GDP, trong khi các nước phát triển thì chi phí này chỉ chiếm dưới 10%.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị TP.HCM cần triển khai quy hoạch chi tiết từng loại hình logistics và có chính sách tạo nên kết nối và quy hoạch đồng bộ giữa logistics và các lĩnh vực phục bổ trợ logistics cũng phát triển đồng bộ như công nghệ thông tin, cơ khí…

Tổng hợp, nguồn: VnEconomy, TheLeader, Thanh Niên