Kế hoạch tiếp thị - “chìa khóa” giúp doanh nghiệp phát triển

Hầu hết các doanh nghiệp nào cũng vạch ra chiến lược tiếp thị cụ thể cho chính đơn vị của mình nhằm khẳng định vị thế so với đối thủ và phát triển vững mạnh trên thị trường.

Marketing tiếp thị giống như một chiếc cầu nối giúp cho doanh nghiệp và khách hàng đến với nhau gần hơn.

Đồng thời, mang lại lợi nhuận cao và tạo điều kiện thuận lợi đưa sản phẩm mới ra thị trường tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng.

Hiện nay, thị trường hàng hóa, dịch vụ đang có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt giữa các đối thủ cùng ngành, lôi kéo giành giật khách hàng về phía mình. Trong bối cảnh như vậy, vai trò của tiếp thị càng nổi bật đối với doanh nghiệp.

Kế hoạch tiếp thị nắm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển tên tuổi thương hiệu. Kế hoạch tiếp thị nắm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển tên tuổi thương hiệu.

Vấn đề của doanh nghiệp là phải sao bắt kịp nhu cầu tiêu dùng và những xu hướng tiếp thị mới mẻ bởi khách hàng họ cũng mong muốn được trải nghiệm và nhận được nhiều giá trị hơn.

Vì lẽ đó mà doanh nghiệp muốn phát triển bền vững trên thị trường đầy cạnh tranh này thì cần phải biết lắng nghe và đón đầu những xu hướng để tạo ra những chiến lược hiệu quả nhất.

Sau khi xem xét và khảo sát, các chuyên gia đã đưa ra 9 xu hướng tiếp thị vào năm 2022. Giúp các doanh nghiệp nhỏ nhanh chóng bắt kịp và đổi mới trong tương lai cũng như hạn chế ngân sách.

Doanh nghiệp vượt qua đại dịch với hàng loạt sự kiện “ảo"

Năm 2021 đã thay đổi cuộc sống của chúng ta, trước thực trạng các sự kiện lớn nhỏ đều bị hủy do dịch COVID-19.

Tuy nhiên thật khó cho doanh nghiệp nếu cứ tiếp tục để các buổi sự kiện bị hoãn lại hoặc thậm chí là bị hủy bỏ. Đó cũng là lý do mà các sự kiện online được tổ chức thay thế như là một phương án tối ưu nhất.

Sự kiện trực tuyến Virtual event hay Hybrid event là những cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong thời điểm này. Đây là những giải pháp và cũng là xu thế cho ngành sự kiện trong tương lai.

Virtual event hay Hybrid event là những cứu tinh” của ngành tổ chức sự kiện. Virtual event hay Hybrid event là những cứu tinh” của ngành tổ chức sự kiện.

Trước COVID-19, khái niệm “Virtual Event” hay “Sự kiện ảo” có thể vẫn còn xa lạ với đại đa số người Việt, nhưng thật ra, đây là công nghệ đã tồn tại từ rất lâu và được ứng dụng bởi nhiều nhãn hàng lớn trên khắp thế giới, như: Sony, Amway, Nuffic Neso…

Virtual Event có hai hình thức: sự kiện kết hợp giữa ghi hình phát live.

Và xen kẽ các nguồn tư liệu có sẵn trên các nền tảng truyền thông xã hội (Live 70%, Recorded 30%) hoặc sự kiện ghi hình biên tập và phát lại dưới hình thức live (Recorded 100%).

Tùy theo tính chất và nội dung cần truyền tải mà các công ty có thể linh hoạt chọn lựa hình thức phù hợp.

Nhiều doanh nghiệp và đơn vị tổ chức sự kiện đã linh hoạt trong việc tìm kiếm giải pháp.

Nhằm giảm tối đa sự tiếp xúc và các hoạt động tụ tập đông người, sự kiện trực tuyến chính là sự lựa chọn thích hợp cho các doanh nghiệp.

Xu hướng hàng đầu cho ngành sự kiện. Xu hướng hàng đầu cho ngành sự kiện.

Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển và nâng cấp để phù hợp với nhu cầu kinh doanh trong thế giới thực bị hạn chế và tạo cơ hội cho kinh doanh trực tuyến.

Personalized artificial intelligence - Cá nhân hóa trải nghiệm kết hợp trí tuệ nhân tạo

Trong thời đại 4.0, trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đây còn được coi là một cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp, công ty, ngành công nghiệp và thậm chí cả quốc gia.

Ngày nay, trí tuệ nhân tạo còn đang được áp dụng trong ngành bán lẻ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Chatbots là một ví dụ về cách AI được sử dụng để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Trong tương lai, gần 90% các thắc mắc của khách hàng sẽ được xử lý bởi AI đàm thoại.

Hay Mastercard đã tạo ra một bot Facebook Message sử dụng phần mềm xử lý ngôn ngữ tự nhiên để giải mã những gì khách hàng muốn và trả lời một cách chân thật nhất, tự động hóa việc xử lý ngay cả một số truy vấn phức tạp.

Facebook Chatbot là một xu hướng marketing được rất nhiều người ứng dụng trong thời gian vừa qua. Facebook Chatbot là một xu hướng marketing được rất nhiều người ứng dụng trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, một chatbots toàn diện, được hỗ trợ bởi AI không nằm trong “tầm với” của nhiều doanh nghiệp nhỏ.

Nhưng nếu tạo nên sự tương tác thường xuyên và nhanh chóng với khách hàng. Doanh nghiệp sẽ có được hành trình trải nghiệm tốt.

Sự phát triển của công nghệ vẫn đang tiếp tục làm thay đổi bộ mặt của ngành bán lẻ.

Nhu cầu khách hàng ngày càng cao cùng với thị hiếu liên tục thay đổi, phong phú đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực, sáng tạo để đem đến những trải nghiệm mới và khác biệt cho khách hàng.

Nhằm đáp ứng được những sự chuyển biến không ngừng này, việc vận dụng trí tuệ thông minh nhân tạo AI trong việc tiếp tục khai thác và tận dụng các dữ liệu mà khách hàng tạo ra sẽ giúp doanh nghiệp đem đến những cách thức phục vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.

Xu hướng quảng cáo lập trình - “xương sống” của các phương thức quảng cáo trực tuyến

Programmatic advertising (quảng cáo lập trình) là một phần rất quan trọng của online marketing, có thể gọi là xương sống của các phương thức quảng cáo trực tuyến ngày nay như Google và Facebook.

Khác với không gian quảng cáo truyền thống, chẳng hạn một công ty trực tiếp giao dịch với một website để thỏa thuận về không gian quảng cáo.

Thay vào đó Quảng Cáo Programmatic sử dụng công nghệ tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp trực tiếp “thỏa thuận”.

Xu hướng quảng cáo trên báo điện tử trong tương lai sẽ là hoàn toàn tự động. Xu hướng quảng cáo trên báo điện tử trong tương lai sẽ là hoàn toàn tự động.

Điển hình, doanh nghiệp sử dụng tự động hóa thông qua bot và các chương trình đã có lập trình sẵn tạo nên chuyển đổi cao và chi phí thu hút khách hàng thấp.

Programmatic buying bao gồm 2 phương thức mua hàng khác nhau là:

Direct programmatic: mua quảng cáo trực tiếp thông qua hệ thống tự động với inventory được đảm bảo với mức giá được định sẵn. Nó tương tự như direct buying nhưng lúc này mọi thứ tự động hóa và không có sự tham gia của con người.

Real time bidding (RTB): mua quảng cáo theo phương thức đấu giá với mức giá không cố định và inventory không được đảm bảo.

2022 - Năm lên ngôi của cá nhân hóa thương hiệu

Mặc dù trí tuệ nhân tạo và lập trình là một xu hướng Marketing mới bắt đầu vào năm 2022, nhưng sự thật cá nhân hóa thương hiệu sẽ luôn là chìa khoá trong Marketing tiếp thị.

Nếu muốn chiếm vị trí nổi bật vào năm 2022, doanh nghiệp cần phải cá nhân hóa hoạt động tiếp thị của mình.

Điều này tương tự với việc cá nhân hóa nội dung, sản phẩm, tiếp thị qua email. Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi được cung cấp những trải nghiệm hay sản phẩm cá biệt, phù hợp với nhu cầu của từng người.

Thống kê cho thấy 63% người tiêu dùng cảm thấy khó chịu với những lời quảng cáo chung chung.

Chiến dịch marketing “Share a coke” mùa hè 2015 là một trong những chiến dịch để lại dấu ấn lớn nhất trong lịch sử của Coca-Cola. Chiến dịch marketing “Share a coke” mùa hè 2015 là một trong những chiến dịch để lại dấu ấn lớn nhất trong lịch sử của Coca-Cola.

Việc doanh nghiệp tùy chỉnh nội dung và cung cấp trải nghiệm thực tế sẽ tăng doanh số bán hàng.

Điển hình như hãng hàng không EasyJet đã khởi chạy chiến dịch email theo hướng sử dụng lịch sử du lịch của khách hàng với hãng hàng không để tạo các câu chuyện được cá nhân hóa, sau đó gợi ý nơi họ muốn đi du lịch tiếp theo.

Khoảng 12,5 triệu email cá nhân hóa thích hợp với từng khách hàng đã được gửi, tỷ lệ nhấp cao hơn 25% so với email không được cá nhân hóa.

Ngoài ra, Starbucks cũng đã thành công trong cách thức này, sử dụng ứng dụng di động dựa trên dữ liệu như lịch sử mua hàng và vị trí để cá nhân càng tốt.

Ứng dụng cho phép khách hàng cá nhân hóa đồ uống của họ và khuyến khích sử dụng nhiều hơn với hệ thống phần thưởng tương ứng.

Điều này giúp tăng doanh thu của Starbucks lên 2,56 tỷ đô la. Điều này giúp tăng doanh thu của Starbucks lên 2,56 tỷ đô la.

Ngoài yêu cầu cần có công nghệ phù hợp để thực hiện quá trình cá nhân hóa. Các công ty cũng cần một đội ngũ tận tụy.

Bởi không phải tất cả các đơn vị đều sẵn sàng dành thời gian và nguồn lực cho một chiến lược marketing cá nhân hóa thành công.

Video Marketing - phương pháp tiếp thị mới hiệu quả nhất

Tiếp thị video vẫn đang tăng lên theo cấp số nhân kể từ năm 2022. Các dự báo cho biết video marketing sẽ còn quan trọng hơn trong 5 hoặc 10 năm nữa.

Tiếp thị video đóng vai trò là phương tiện để trình bày cách thức, quảng bá cảm nhận từ khách hàng, phát trực tiếp sự kiện và cung cấp các nội dung lan truyền giải trí.

Video marketing có thể sử dụng cho tất cả mọi thứ, từ xây dựng mối quan hệ khách hàng, đến quảng bá thương hiệu, dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp.

Video Marketing mang đến rất nhiều lợi ích trong kinh doanh và quảng bá thương hiệu. Video Marketing mang đến rất nhiều lợi ích trong kinh doanh và quảng bá thương hiệu.

Thống kê cho thấy 83% các doanh nghiệp nói rằng video mang lại tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí bỏ ra.

Mặc dù sản xuất video chưa phải là nhiệm vụ dễ dàng và rẻ nhất, nhưng video marketing lại tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Vì video marketing được sử dụng trên mọi nền tảng, thông tin từ video có thể được sao chép và sử dụng làm nội dung cho blog.

Ngoài ra, nhà tiếp thị còn điều chỉnh và chia sẻ video đó trên nền tảng khác như Facebook, Instagram TV hoặc thậm thí cho Instagram Reels hoặc TikTok.

Instagram Reels và TikTok là hai nền tảng nổi bật với cách quảng bá bằng video ngắn. Instagram Reels và TikTok là hai nền tảng nổi bật với cách quảng bá bằng video ngắn.

Nhưng có nhiều cách để thực hiện video và việc có ngân sách tiếp thị nhỏ không có nghĩa doanh nghiệp phải bỏ lỡ hoàn toàn cơ hội tiềm năng này.

Các doanh nghiệp lớn đầu tư nhiều cho video marketing nhưng doanh nghiệp nhỏ thì không vì phần chi phí bỏ ra lớn.

Doanh nghiệp có thể bắt đầu video marketing với một cuộc thảo luận theo chủ đề với các chuyên gia. Họ có thể đơn giản giới thiệu về doanh nghiệp, những thành tựu đã đạt.

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ, dù B2B hay B2C, khách hàng luôn đề cao tính trung thực và chính trực vì vậy hình thức video chân thật sẽ thu hút họ.

Phương thức tiếp thị người ảnh hưởng kết hợp AI

Tiếp thị qua người ảnh hưởng ( Influencer marketing ) là một loại tiếp thị truyền thông xã hội sử dụng những người có ảnh hưởng – những cá nhân, tổ chức có lượng người theo dõi nhất định trên mạng xã hội để giới thiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ.

Tiếp thị người ảnh hưởng không còn chỉ là một xu hướng. Một nghiên cứu của Mediakix dự đoán rằng chi phí quảng cáo cho tiếp thị người có ảnh hưởng có thể đạt 10 tỷ đô la vào năm tới.

Influencer là người có tiếng nói và sức tác động trong cộng đồng nhờ vào những hiểu biết của họ đối với một lĩnh vực nào đó. Influencer là người có tiếng nói và sức tác động trong cộng đồng nhờ vào những hiểu biết của họ đối với một lĩnh vực nào đó.

3 lý do thành công của tiếp thị người ảnh hưởng: sự tin tưởng, tự nhiên và cá nhân hóa.

Người tiêu dùng tin tưởng ý kiến của người mình theo dõi hơn là tin tưởng vào chính thương hiệu.

Xu hướng này rất rõ ràng và 58% mọi người đã mua một sản phẩm mới trong sáu tháng qua do lời giới thiệu của một người có ảnh hưởng.

Mạng xã hội và AI đang ngày càng chứng tỏ vị thế của những cách làm sáng tạo trong việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu trên nền tảng trực tuyến.

Trong khi mạng xã hội cung cấp cho doanh nghiệp một nền tảng với khả năng tiếp cận tới 4,2 tỷ người, thì AI ngày càng được ứng dụng rộng rãi và chứng tỏ hiệu quả quan trọng trong nhiều lĩnh vực tiếp thị.

Hàng năm, AI giúp doanh nghiệp tìm kiếm những người có ảnh hưởng phù hợp để hợp tác hiệu quả hơn bằng cách xác định:

Mức độ tương tác, số lượng người theo dõi thật và khả năng tạo ra lợi tức đầu tư (ROI) tích cực cao hơn.

Influencer marketing cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo. Influencer marketing cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp có thể cân nhắc làm việc với người có ảnh hưởng nếu người tiêu dùng của doanh nghiệp có xu hướng bị ảnh hưởng bởi các nội dung trên phương tiện truyền thông xã hội.

Tiếp thị tin nhắn trên các ứng dụng

Các doanh nghiệp ngày càng sử dụng nhiều mạng xã hội để tương tác với khách hàng của họ.

Mục tiêu của tiếp thị qua tin nhắn cũng giống như tiếp thị qua email là để bán hàng, tương tác hoặc xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Chỉ tính riêng trên Facebook Messenger, trung bình có khoảng 10 tỷ tin nhắn được ghi lại giữa mọi người và các công ty mỗi tháng.

Việc tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ ở nơi có khách hàng tiềm năng là rất hợp lý.

Những thống kê này cho thấy mức độ phổ biến của các ứng dụng nhắn tin xã hội. Những thống kê này cho thấy mức độ phổ biến của các ứng dụng nhắn tin xã hội.

Các ứng dụng xã hội cho phép doanh nghiệp gửi tin nhắn cho khách hàng của mình một cách trực tiếp và theo cách được cá nhân hóa.

Nền tảng xã hội cho phép khách hàng tiếp xúc trực tiếp và tự nhiên với thương hiệu.

 Có đến 63% khách hàng đã quay lại trang web của doanh nghiệp có tính năng trò chuyện trực tiếp.

Tuy nhiên việc tiếp thị thông qua tin nhắn điện thoại thường cao hơn qua địa chỉ email.

Hơn nữa, tùy thuộc vào phần mềm gửi tin nhắn SMS và nhà mạng mà bạn chọn, phí gửi tin nhắn SMS cũng sẽ khác nhau. Nhưng đổi lại bạn sẽ nhận được tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cao hơn.

Ý tưởng của loại chiến lược này gồm: xây dựng mối liên hệ, cung cấp thông tin hiệu quả, tăng doanh số bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và cung cấp hỗ trợ và trợ giúp liền mạch.

Xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói bằng loa thông minh

Vào năm 2020, 50% các tìm kiếm được thực hiện là bằng giọng nói và xu hướng này đang phát triển.

Khi tìm kiếm, người dùng sẽ sử dụng văn nói nên bạn hãy tối ưu theo các từ khóa dài. Bạn cần xem lại chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và các truy vấn bằng giọng nói.

72% những người sở hữu loa bằng giọng nói cho rằng họ dùng thiết bị như một phần thói quen hàng ngày của họ.

Điều này đã khiến cho lượng mua loa thông minh gần như tăng gấp ba lần trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 2018 đến quý 2 năm 2019, từ 9,36 triệu chiếc lên 26,1 triệu chiếc.

Nắm bắt được xu hướng mới, nhiều thương hiệu đã bắt đầu xây dựng hình thức tìm kiếm bằng giọng nói trong các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số của họ.

Xây dựng kênh bán hàng trực tuyến

Việc tích hợp thương mại điện tử vào các nền tảng xã hội là một xu hướng tiếp thị kỹ thuật số mới mẻ cho năm 2022.

Trong năm qua khi mọi thứ đều bị gián đoạn bởi COVID-19 thì các hoạt động mua bán càng diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết trên các sàn thương mại điện tử.

Thương mại điện tử là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong năm qua. Thương mại điện tử là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong năm qua.

Các nền tảng như Instagram, Facebook hoặc Pinterest đang tạo ra các ví liên kết mới để giúp người tiêu dùng có thể mua hàng từ các chính kênh bán, thông qua giao dịch tại chỗ mà không cần phải rời khỏi ứng dụng.

Điển hình như Livestream hiện được xem là xu hướng mới trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến.

Thông qua hình thức giới thiệu sản phẩm trực tiếp, người mua sẽ có cái nhìn trực quan và toàn diện hơn về sản phẩm. Vì vậy, livestream giúp người bán “chốt” được nhiều đơn hàng hơn.

Đó chắc chắn là một bước ngoặt mới trên mạng xã hội, khiến các nền tảng không chỉ là nơi để tìm kiếm khách hàng tiềm năng mà còn là nền tảng mua sắm.

Nếu thị trường của doanh nghiệp đang hoạt động trên phương tiện truyền thông xã hội và doanh nghiệp đang cung cấp các sản phẩm có thể bán trực tuyến.

Livestream là công cụ phổ biến để hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung quảng bá thương hiệu. Livestream là công cụ phổ biến để hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung quảng bá thương hiệu.

Doanh nghiệp nên bắt đầu xem xét các lựa chọn của mình để có thể loại bỏ người trung gian (quảng cáo).

Và đó là tất cả 9 giải pháp tiếp thị hiệu quả giúp các chủ doanh nghiệp nhằm tối ưu chi phí đầu tư Marketing trong năm 2022.

Nếu nhanh chóng thích ứng và ứng dụng giải pháp một cách linh hoạt, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặt hái được nhiều thành công trong chặn đường tiếp thị.

Hồng Trâm - Trends Việt Nam, tổng hợp và được dịch từ KeyTech