1. Không thể tự đưa ra quyết định

Những người có xu hướng lưỡng lự, dù là việc cơ bản nhất là một trong những điểm thường thấy ở người không có chí cầu tiến.

Họ hay do dự, suy nghĩ phức tạp mọi thứ, rồi không dám đưa ra lựa chọn.

Hậu quả là làm lãng phí thời gian nhưng không đem lại kết quả gì.

null
Người không cầu tiến không thể đưa ra quyết định.

2. Luôn trì hoãn mọi thứ

Theo giáo sư giáo sư tâm lý học tại Đại học DePaul Joseph Ferrari, khoảng 20% người trưởng thành là những người hay trì hoãn công việc.

null
Tỷ lệ người trì hoãn còn cao hơn chứng trầm cảm, các hội chứng ám ảnh và bệnh nghiện rượu.

Người hay trì hoãn những việc cần làm tạo cảm giác chậm chạp, trì trệ đối với những người tiếp xúc với họ.

Trì hoãn sẽ ngăn cản chúng ta đạt được những thành tựu trong công việc và cuộc sống.

Ta có thể chần chừ, lẩn tránh đối diện với việc cần xử lý nhưng đến một lúc nhất định, ta vẫn phải đối mặt với nó.

Đến lúc đó thì ngoài việc phải bắt tay vào làm việc, ta còn phải xử lý loạt hệ quả không mong muốn.

null
Để có được thành công, một người cần nỗ lực, có tri thức và khát vọng thành công.

3. Không dám đối diện với sự thật

Bị từ chối có thể xảy ra với bất kỳ ai.

Đó có thể là bị từ chối cho một công việc mình thích, bị từ chối tình cảm, hay đơn giản chỉ là từ chối một cuộc hẹn.

Việc bị từ chối sẽ mang lại cảm giác thất vọng, buồn bã.

Thậm chí, chúng có thể gây ra ám ảnh và hình thành nên nỗi sợ bị từ chối ở nhiều người.

Tuy nhiên, không nên lấy đó làm lý do để không dám thực hiện những việc đang cản trở mình.

null
Sự thiếu sót về năng lực, về kinh nghiệm thường là nguyên nhân dẫn đến việc sợ bị người khác từ chối.

Dũng cảm đối diện với việc bị từ chối sẽ giúp chúng ta vượt lên rào cản bản thân, từ đó giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

4. Tự đặt giới hạn cho bản thân

Tự đặt giới hạn, tự nghi ngờ năng lực bản thân, là kẻ thù lớn nhất của sự thành công.

Dĩ nhiên tự tin vào bản thân không đồng nghĩa với tự cao.

Một người không có chí cầu tiến hay tự đặt câu hỏi hoài nghi bản thân, sau đó quyết định chùn bước trước khó khăn.

null
"Liệu mình có thể làm điều đó không?" là câu hỏi mà người tự ti hay hỏi bản thân.

Việc giới hạn bản thân trong một khu vực an toàn khiến con người trở nên yếu đuối, ngại khó khăn và thử thách.

5. Suy nghĩ tiêu cực là bạn đồng hành của người không cầu tiến

"Khi bạn có quá nhiều suy nghĩ tiêu cực, sẽ tạo nên ảnh hưởng không tốt cho những suy nghĩ đúng đắn."

Lolly Daskal - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Lead From Within - công ty tư vấn toàn cầu chuyên về lãnh đạo và phát triển doanh nghiệp khuyên rằng chúng ta nên nhìn vào những mặt tích cực nhiều hơn.

Thái độ tiêu cực ngoài ảnh hưởng đến bản thân chúng ta, còn ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Rất ít người muốn tiếp xúc, làm việc với những người luôn suy nghĩ tiêu cực thái quá vì họ có thể ảnh hưởng đến kết quả công việc.

null
Thái độ tích cực là một sự lựa chọn.

Việc có thể thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào suy nghĩ của mỗi người.

6. Học hỏi trở nên quá xa xỉ

null
Không chịu học hỏi, luôn tự cho mình là nhất, đánh giá quá cao bản thân là biểu hiện của những người thiếu chín chắn.

Tính cách tự cao, không muốn học hỏi, nâng cao năng lực bản thân chính là yếu tố dẫn đến thất bại ở những người không cầu tiến.

Trong thời đại số hiện nay, khi thông tin liên tục thay đổi thì việc chủ động cập nhập kiến thức, giữ cho mình một tư duy mở sẽ giúp chúng ta thành công, không bị bỏ lại phía sau.

7. Không có trách nhiệm với công việc

Để đánh giá một người có chí cầu tiến hay không hãy nhìn vào tinh thần trách nhiệm của người ấy với công việc được giao.

Một người có tinh thần trách nhiệm cao sẽ luôn đảm bảo công việc được hoàn thành một cách hoàn hảo nhất có thể.

Tự chịu trách nhiệm với công việc, có định hướng rõ ràng về tương lai và biết cách để đạt được mục tiêu đặt ra theo kế hoạch đã lập chính là phẩm chất của người thành công.

null
Người không cầu tiến là người không có trách nhiệm, hay dựa dẫm, đùn đẩy công việc trách nhiệm cho người khác.