Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay được các chuyên gia đánh giá là yếu tố mang tính "tương lai" của thương mại điện tử.
Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, việc mua sắm, đi chợ online trên thương mại điện tử nay trở thành hình thức quen thuộc
Kích thích hành vi mua sắm online
Tại một số nền tảng thương mại điện tử lớn như Lazada, dựa trên số liệu thu thập và phân tích bởi công cụ tích hợp AI, nhà bán hàng có thể ghi nhận những ưu đãi phù hợp dựa theo độ tuổi, giới tính, khu vực, việc làm...
Từ đó, họ có thể đề xuất các sản phẩm phù hợp nhất, đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý, nắm được thời điểm nào thích hợp để tung ưu đãi “flashsale”, "golden hour”,... để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Nắm bắt nhu cầu thị trường
Chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều phong trào “bùng nổ” ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng.
Như trong chương trình đưa nông sản Việt lên kênh online do Sở Công thương phát động, hay hưởng ứng lời kêu gọi bình ổn giá, đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho TP HCM.
AI giúp ghi nhận những mặt hàng sản phẩm xu hướng, giúp nhà bán hàng chuẩn bị sẵn nguồn cung sản phẩm, đảm bảo không thiếu hụt, ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng và quá trình giao nhận.
Tối ưu các tính năng
AI hiện nay còn có tác dụng khác là phát huy "hiệu ứng Diderot" - thuật ngữ mô tả việc người dùng có xu hướng mua thêm những thứ khác bổ trợ cho sản phẩm vừa mua trước đó.
Lợi dụng hiệu ứng này, AI giúp nhà bán hàng gợi ý những sản phẩm đi kèm với mặt hàng chính, góp phần tăng doanh số.
Tính năng phân loại tự động danh mục sản phẩm cũng giúp tiết kiệm thời gian đến 4 lần so với phương pháp thủ công.
Nay với sự giúp sức của AI, người dùng thương mại điện tử có thể tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh hoặc giọng nói vô cùng tiện lợi.
Lazada hiện là nền tảng thương mại điện tử duy nhất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói "voice search".
AI còn hỗ trợ các nhà bán hàng "chốt đơn" nhanh chóng với tính năng CEM - quản lý tương tác khách hàng. Đây là tính năng giúp phân loại tệp khách hàng thành các nhóm mục tiêu.
Nhà bán hàng có thể chủ động tiếp cận từng tệp để khuyến khích khách hàng “chốt đơn”; đánh giá sản phẩm; gợi ý sản phẩm mới hoặc quảng cáo các chương trình ưu đãi tại gian hàng... từ đó tăng doanh thu và độ nhận diện thương hiệu.
Mặt khác, hình thức giao hàng và thanh toán không tiếp xúc đang là ưu tiên hàng đầu nhằm phòng chống dịch bệnh trong thời điểm hiện tại.
Với Lazada, sàn đưa AI vào hệ thống vận hành, giúp tự động hóa toàn bộ quá trình thiết kế tuyến đường giao hàng, rút ngắn thời gian di chuyển, tiện lợi hơn cho các shipper.
Bên cạnh đó, từ năm 2020, Lazada đã hoàn thiện dịch vụ nhận hàng tự động qua tủ khóa thông minh iLogic Smartbox, chủ động trong công tác giao - nhận, hạn chế tiếp xúc.
Với tủ khóa thông minh iLogic Smartbox, người dùng chỉ cần quét mã QR (được gửi tới địa chỉ email đã đăng ký), hoặc nhập mã OTP (được gửi tới số điện thoại đã đăng ký) để nhận hàng tự động.
Qua các lợi ích to lớn kể trên, có thể thấy AI sẽ tiếp tục thành công trong việc nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng; đồng thời hỗ trợ đắc lực trong việc tăng doanh thu bán hàng cho các thương hiệu và nhà bán lẻ.
Theo Vnexpress.