Theo Báo cáo Logistics 2020 của Bộ Công thương, Việt Nam hiện nay có hơn 30.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics và giao nhận vận tải. 

Dịch vụ logistics đã đóng góp vào nền kinh tế quốc gia 5% GDP vào năm 2020 và đặt mục tiêu 8-10% vào 2025.

5% GDP của nền kinh tế quốc gia là nhờ sự đóng góp của ngành dịch vụ Logistic. 5% GDP của nền kinh tế quốc gia là nhờ sự đóng góp của ngành dịch vụ Logistics.

Hoạt động chính của các công ty này là vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước. Đồng thời phục vụ các công ty sản xuất và xuất nhập khẩu, xử lý toàn bộ quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tổng Cục Hải quan báo cáo giá trị thương mại xuất nhập khẩu của cả nước là 545,26 tỷ đô năm 2020. 

Vai trò và hoạt động của các doanh nghiệp logistics có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động công ty xuất nhập khẩu nói riêng và nền thương mại xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung.

Thế nhưng, hoạt động của các doanh nghiệp ngành logistics đều đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid. 

Vậy đại dịch này đã tác động như thế nào tới những doanh nghiệp hoạt động trong thị trường logistics?
Theo đánh giá của các chuyên gia, các công ty giao nhận vận tải đều đang đối mặt với những khó khăn ở cả 03 khía cạnh: hoạt động nội bộ, quá trình giao nhận vận chuyển hàng hoá và khả năng phục vụ chăm sóc khách hàng. 

1. Hoạt động nội bộ.
Giống như các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực khác, các công ty logistics đều đang gặp những thách thức khi Chính phủ ban hành Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 phòng chống dịch Covid. Điều này đã gây ra tình trạng quản lý và vận hành không đạt hiệu quả cao.

Về vấn đề quản lý, việc kiểm soát hoạt động nội bộ gặp nhiều trở ngại bởi trước giờ các chủ doanh nghiệp đều giám sát một cách thủ công.

Việc giám sát nhân viên của các công ty logistic khi nhân sự WFH không được nghiêm ngặt như trước. Việc giám sát nhân viên của các công ty logistics khi nhân sự WFH không được nghiêm ngặt như trước.

Còn về khía cạnh vận hành phòng ban, vì thực hiện các biện pháp giãn cách nên doanh nghiệp buộc phải để nhân viên làm việc tại nhà. Tuy nhiên sự thiếu hụt về công cụ cần thiết để xử lý công việc cũng gây cản trở trong vấn đề WFH.

2. Quá trình giao nhận vận chuyển hàng hóa.
Tại một hội thảo về tác động Covid-19 lên các doanh nghiệp logistics đã đặt ra mục tiêu: Cập nhật, chia sẻ và trao đổi những kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm ứng phó với đại dịch Covid-19 và phát triển mạng lưới chuyên gia về logistics.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Bùi Đức Thọ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chia sẻ “Covid-19 đã tác động rộng và rõ nét đến toàn thể nền kinh tế Việt Nam và chuỗi cung ứng dịch vụ hậu cần.

Ông Bùi Đức Thọ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân phát biểu tại Hội thảo Khoa học Quốc tế. Ông Bùi Đức Thọ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân phát biểu tại Hội thảo Khoa học Quốc tế.

Logistics là một phần của chuỗi cung ứng và Việt Nam hiện đang tích hợp rất sâu trong chuỗi cung ứng, do vậy nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp từ xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại xuyên biên giới cho đến cả thương mại nội địa.”
Dịch vụ thông quan tại các cửa khẩu bị cản trở đã dẫn đến tình trạng giảm sút của hoạt động vận tải. Bên cạnh đó, dịch vụ kho bãi và giá cước vận tải cũng bị ảnh hưởng nặng nề. 

Các cửa khẩu biên giới giáp Trung Quốc vốn đã thường xuyên bị quá tải, nay bị ảnh hưởng dịch nên thường xuyên xảy ra tình trạng lưu xe, dẫn đến việc thông quan trở nên phức tạp và mất thời gian.

Vì thế tình trạng hàng hóa bị hư hỏng, việc vận chuyển cũng trở nên khó khăn hơn khiến cho tài chính của các chủ kiện hàng gặp nhiều vấn đề, kéo theo sự khó khăn cho các doanh nghiệp logistics.

3. Khả năng chăm sóc và phục vụ khách hàng.
Việc liên lạc, tương tác với nhân viên và các bộ phận trở nên khó khăn hơn khi mọi người không thể đến công ty làm việc.

Ví dụ như điện thoại không ai trả lời, email phải chờ đợi trong thời gian rất dài dù là tình huống cấp bách. Các yêu cầu báo giá hoặc phản hồi thông tin liên quan đều chậm trễ. 

Nghiêm trọng hơn các công ty logistics đều không có sự đo lường đánh giá chất lượng dịch vụ nên tình trạng trên càng kéo dài và dần mất đi khách hàng.

Vậy doanh nghiệp lĩnh vực logistics đã ứng biến như nào trong mùa dịch Covid?
1. Tối ưu hóa chi phí hoạt động.
Nhằm trụ vững trong mùa dịch khi khả năng gia tăng về khách hàng cũng như doanh thu đều chưa hiệu quả, doanh nghiệp logistics cần đưa ra lời giải để tối ưu hóa các chi phí.

Một số cách thức như giảm thiểu cơ sở vật chất, văn phòng, xe cộ, điều chỉnh đội ngũ hoạt động trong những khía cạnh ít quan trọng sang làm những công việc quan trọng. 

2. Củng cố sự liên kết nội bộ và khách hàng.
Các công ty lĩnh vực logistics cần thúc đẩy hoạt động liên kết nội bộ và khách hàng thông qua các kênh trực tuyến thay vì thủ công như trước.

Doanh nghiệp cần thúc đẩy những hoạt động nhằm gắn kết nhân viên khi WFH và giữ chân khách hàng. Doanh nghiệp cần thúc đẩy những hoạt động nhằm gắn kết nhân viên khi WFH và giữ chân khách hàng.

3. Tìm kiếm, ứng dụng các giải pháp công nghệ trong hoạt động doanh nghiệp và số hoá các công việc.
Cùng trong buổi hội thảo trên, ông David John Whitehead – Phó Chủ tịch Phòng thương mại Australia tại Việt Nam đánh giá: “Việc ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra khả năng tối ưu hóa và nâng cao hiệu suất vận tải hàng hóa. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có đủ công nghệ để làm việc này.”

Ông David John Whitehead – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam. Ông David John Whitehead – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi dần bối cảnh của ngành dịch vụ logistics trên toàn thế giới. Các công ty logistics trên thế giới đang nhanh chóng cải tiến công nghệ để bắt kịp xu hướng này và cải thiện tỷ suất lợi nhuận thông qua việc trang bị các công cụ tự động, hiện đại.

Qua đó có thể thấy việc số hoá dành cho logistics là yêu cầu tối quan trọng.

Số hóa còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí. Số hóa còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí.

Freightek - Giải pháp số hoá dành cho công ty logistics.
Thức tỉnh từ sự đào thải từng ngày trong lĩnh vực công nghệ bởi chính những công nghệ mới hơn và lăn lội 20 năm thăng trầm trong ngành giao vận quốc tế, phần mềm Freightek ra mắt với tuyên ngôn: Không trở thành kẻ biệt tiếp theo để bị đánh bại trong vài năm sau.

Freightek - phần mềm quản lý Forwarder. Freightek - phần mềm quản lý Forwarder.

Freightek trở thành lựa chọn phù hợp cho các công ty hoạt động lĩnh vực logistics nhờ tiến hành việc chuyển đổi số.

Điều này đã đưa vị trí doanh nghiệp giao vận Việt Nam lên bình diện cạnh tranh toàn cầu. Ngoài ra, Freightek phá vỡ thế độc tài của một số phần mềm logistics cố hữu hiện tại. 

Đồng thời giúp các doanh nghiệp dũng cảm bỏ đi các công cụ quản lý nội bộ đơn thuần, thay vào đó tích hợp ứng dụng quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng toàn diện.

null

Freightek phá vỡ khái niệm “Chỉ làm việc tại công ty” bằng cách hoạt động mọi lúc mọi nơi trên đám mây. 
 
Phần mềm này cũng không so chiếu hay lệ thuộc sức người mà hoàn toàn tự động hóa dựa trên Big Data trong việc nhập liệu và báo cáo. 

Đặc biệt, Freightek phá bỏ thiết kế nhiều cửa sổ hay các tính năng phức tạp cần đào tạo, thay vào đó là sự tinh giản - một chạm dựa trên chính thói quen và hành vi nhập liệu tự nhiên.

Giao diện phần mềm của Freightek. Giao diện phần mềm của Freightek.

Hơn thế nữa, Freightek chuyển tốc độ từ server nội bộ cần nâng cấp sang server Amazon trực tuyến tức thời và đưa các tầng bảo mật bằng tiêu chuẩn cao nhất trong ngân hàng và quân đội.

Không những chuyển hành vi của khách hàng sang nền tảng làm việc của chính doanh nghiệp để được chăm sóc tự động mà Freightek còn chứng minh tỷ suất ROI không dựa trên sức người hay bảng lương. Việc chứng minh này được thực hiện dựa trên thuật toán AI và các con số của dòng tiền.

Qua đó, có thể nói rằng Freightek là một sự lựa chọn mới và phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp Logistics và vận tải tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Hình ảnh Ebook của Freightek. Hình ảnh Ebook của Freightek.

Link tải Ebook: TẠI ĐÂY

Thục San - Trends Việt Nam