Niềm tin chỉ được xây dựng khi bạn và người dành thời gian tương tác và đánh giá tính cách lẫn nhau xoay quanh 3 phẩm chất cơ bản.

Trong bất kỳ môi trường hay một mối quan hệ nào, bạn đều cần có niềm tin vì nhiều lí do. Vì nếu không có sự tin tưởng, bạn không thể làm hết mình trong công việc, bạn và đồng đội khó có thể hỗ trợ nhau hoặc chia sẻ quan điểm, ý kiến không được thoải mái. Tất cả điều này dẫn đến việc hiểu sai ý nhau, làm giảm năng suất cũng như ngại chấp nhận rủi ro.

Nếu bạn là người biết cách gửi và nhận các tín hiệu phù hợp thì sẽ có rất nhiều cách vun đắp và duy trì lòng tin. Dưới đây là ba trong số các chỉ số đáng tin cậy nhất.

1. Năng lực

Năng lực là khả năng hoàn thành công việc hiệu quả và thành công. Khi họ tin bạn có đủ chuyên môn và kỷ luật để hoàn thành công việc thì lúc đó có nghĩa rằng, bạn là người có năng lực và đáng tin cậy trong mắt họ. Bạn có thể áp dụng vài điều dưới đây để thể hiện năng lực bản thân:

_ Có kế hoạch và biết sắp xếp: Hãy chuẩn bị kĩ lưỡng và nghiên cứu lịch trình làm việc trước khi cuộc họp diễn ra. Để thể hiện sự chuẩn bị chu đáo của mình, bạn có thể đưa ra các câu hỏi, nghiên cứu hoặc cách giải quyết có thể khiến thành viên tham gia dự án thấy hứng thú. Và chắc chắn sếp và đồng nghiệp bạn sẽ thấy bạn là một người năng nổ và biết sắp xếp.

Chuẩn bị và lên kế hoạch kĩ càng cho cuộc họp. Chuẩn bị và lên kế hoạch kĩ càng cho cuộc họp.

_ Thể hiện độ tin cậy và kiên định: Luôn nhất quán trong các thông điệp mà bạn đưa ra. Sự nhất quán và cam kết độ tin cậy luôn là sợi dây liên kết, vì vậy nên đối xử công bằng với mọi người và chắc chắn rằng hành vi phù hợp với giá trị bản thân.

_ Luôn thận trọng khi hứa hẹn: Không hứa những điều bạn không có thời gian hay đơn giản là không có động lực để thực hiện và tránh tình trạng hứa nhiều làm ít. Khi trò chuyện đồng đội, hãy đưa ra những cách hữu ích mà bạn có thể hỗ trợ khi thích ý tưởng của họ. Và hãy thành thật, đừng vờ hỗ trợ khi bạn không đồng ý với ý kiến đó.

_ Dễ đoán và đáng tin: Giải thích động cơ, giá trị và tiêu chí của bạn là cách loại bỏ những bí ẩn xung quanh.

2. Tính rộng lượng

Rộng lượng là phẩm chất của lòng tốt và là mức độ bạn quan tâm đến người khác.

Việc bạn quan tâm đến lợi ích của họ, hy sinh nhu cầu cá nhân để đáp ứng nhu cầu nhóm là cơ sở để mọi người đặt niềm tin vào bạn.  Và vài điều sau đây có thể giúp bạn thực hiện nhằm thể hiện tính rộng lượng:

_ Xác định điểm tương đồng: Khi cảm thấy giá trị của bạn giống với họ thì họ sẽ có xu hướng cởi mở hơn với ý tưởng, sáng kiến của bạn. Cố gắng để xác định chủ đề và mục tiêu tương đồng mà bạn và các thành viên khác trong nhóm có thể thoải mái trò chuyện chân thành.

Hãy trung thực về những thách thức và khó khăn bạn đang gặp phải, và đặt câu hỏi ngược lại.

Khi nói về ý tưởng của bạn, hãy xâu chuỗi chúng với các giá trị bản thân, điều này giúp người khác có cơ hội kết thân với bạn hơn. Các đồng nghiệp sẽ hiểu rõ về bạn hơn và càng có nhiều khả năng hỗ trợ bạn.

_ Thể hiện lòng tốt và lòng trắc ẩn: Cử chỉ nhỏ tạo nên thay đổi lớn, hãy dành thời gian hỏi về cảm giác và mối quan tâm thực sự của đồng nghiệp. Lúc này, mọi người sẽ dễ dàng nhận ra bạn là người biết quan tâm, và là người đáng tin.

Ví dụ bạn có thể giúp đỡ đồng nghiệp khi họ bất ngờ gặp khó khăn hay tán dương những kết quả mọi người đã cố gắng hoàn thiện công việc tốt trong buổi họp. Họ sẽ tin những điều bạn nói mang hướng tích cực khi thấy bạn là người có lòng tốt và trắc ẩn.

_ Biết kiềm chế: các cụ xưa đã có câu "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", trong các cuộc họp, đảm bảo các nhận xét của bạn mang tính xây dựng. Tránh chế giễu và đảo mắt cho dù bạn không quan tâm hay hứng thú với ý kiến người khác. Và bạn nên đảm bảo mọi người đều có cơ hội nêu ý kiến.

Giữ kín những điều đồng nghiệp tâm sự. Giữ kín những điều đồng nghiệp tâm sự.

Nếu đồng nghiệp tin tưởng để trút bầu tâm sự về những khó khăn trong cuộc sống với bạn thì bạn không nên nói với người khác và không bàn tán sau lưng họ. 

Bạn cần chú ý đến quyền riêng tư nơi làm việc, quản lý ranh giới cá nhân và công việc để bạn có thể là người đáng tin cậy khi họ chia sẽ những câu chuyện nhạy cảm.

3. Chính trực

Chính trực là cách bạn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cao và mức độ trung thực của bạn. Sự chính trực rất quan trọng cho việc vun đắp lòng tin.

_ Thể hiện lòng trung thành: Là một thành viên mới, bạn có thể thể hiện lòng trung thành bằng cách chứng minh danh tiếng nhóm đối với bên ngoài, bảo vệ sự mệnh và tầm nhìn của nhóm hay như hành động vì lợi ích của nhóm thay vì của cá nhân.

Bạn có thể nỏi "Cám ơn, tôi muốn cám ơn tất cả sự trợ giúp của các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi hoàn thành công việc này" khi người quản lý khen ngợi về năng suất, hiệu quả công việc của bạn mà có sự giúp đỡ của đồng nghiệp. 

_ Lắng nghe: Trước khi đưa ra quyết định, bạn nên học cách lắng nghe và xem xét quan điểm của thành viên trong nhóm. Điều này sẽ thể hiện bạn là người thận trọng, suy xét mọi khía cạnh chứ không bốc đồng.

Trao đổi với nhau trong cuộc họp. Trao đổi với nhau trong cuộc họp.

_ Giúp đỡ người khác: Bạn chủ động huấn luyện kỹ năng cho đồng nghiệp nhằm giúp họ cải thiện năng suất công việc. Bạn thành thạo Excel và bạn mở lớp nâng cao ngắn hạn hướng dẫn đồng nghiệp. Hai hành động trên đã chứng tỏ rằng bạn là người biết giúp đỡ người khác.

Một đội ngũ mạnh là đội ngũ dựa trên tinh thần hợp tác tốt giữa các thành viên với nhau và niềm tin chính là chìa khóa. Hãy nhất quán và đi tìm kiếm sự nhất quán trong hành động của đồng nghiệp. Đó chính là cách họ củng cố niềm tin về nhau và cũng là cách để bạn xem xét có nên đầu tư thời gian và tin họ hay không.

Theo Harvard Business Review