Tận dụng tài nguyên từ xứ sở dừa

Các bang miền Nam của Ấn Độ, đặc biệt là Kerala, được nhắc đến là xứ sở của dừa, người dân thường sử dụng phần thịt trắng bên trong trái dừa và vứt bỏ đi nước.

Để tránh bị lãng phí, Malai đã phát triển vật liệu da làm hoàn toàn từ cellulose vi khuẩn hữu cơ được nuôi trên chất thải nông nghiệp có nguồn gốc từ ngành công nghiệp dừa.
Malai là một loại da thuần chay được làm nước dừa, do Malai Bio Materials - một studio thiết kế và nghiên cứu vật liệu có trụ sở tại Kerala, Ấn Độ sản xuất do 2 nhà thiết kế vật liệu là Zuzana Gombosova đến từ Slovakia và Susmith Suseelan đến từ Ấn Độ thành lập.

Zuzana Gombosova và Susmith Suseelan đã cùng thành lập Malai với quan điểm chung đều hướng về tương lai bền vững. Zuzana Gombosova và Susmith Suseelan đã cùng thành lập Malai với quan điểm chung đều hướng về tương lai bền vững.

Vật liệu “xanh” cho ngành thời trang

Mailai hợp tác với những người nông dân và đơn vị chế biến địa phương, thu gom nước dừa thải của họ và thay thế nó để cung cấp cho quá trình sản xuất cellulose của vi khuẩn.

Dừa được chọn làm nguyên liệu ban đầu chủ yếu nhờ vào sự sẵn có và cân bằng hóa học lý tưởng để sản xuất xenlulo.

Tận dụng nước dừa thải từ người dân để biến thành nguồn nguyên liệu sản xuất da “xanh”. Tận dụng nước dừa thải từ người dân để biến thành nguồn nguyên liệu sản xuất da “xanh”.

Sức mạnh từ nguồn vật liệu được thiên nhiên “ban tặng”

Sau khi thu thập nước dừa từ những người nông dân địa phương hoặc bị bỏ đi tại nhà máy ở Kerala, Ấn Độ, sau đó chúng sẽ được khử trùng và biến thành một chất dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên để nuôi cấy vi khuẩn.

Quá trình sản xuất da Malai. Quá trình sản xuất da Malai.

Sau quá trình lên men trong 2 tuần, tấm vải da thuần chay làm từ cellulose vi khuẩn hữu cơ ra đời.

Thông thường, khoảng 4000l nước dừa có thể sản xuất ra 320m2 vật liệu Malai, đây cũng là lượng nước dừa mà một cơ sở chế biến dừa nhỏ sản xuất ra trong một ngày.
Lúc này, "thạch" cellulose được thu thập, làm giàu bằng sợi tự nhiên, gôm và nhựa giúp nó bền và dẻo hơn, quá trình tinh chỉnh này làm cho vật liệu trở nên linh hoạt và bền.

Sau đó, chúng được tạo thành các tấm phẳng với nhiều độ dày và kết cấu khác nhau, hoặc thậm chí có thể được đúc liền mạch thành các cấu trúc 3D, thuốc nhuộm tự nhiên có thể được thêm vào để sản phẩm có nhiều màu sắc.

Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất Malai là làm khô bằng không khí và làm mềm bằng cách áp dụng xử lý kháng nước nhẹ nhàng, quy trình này được thực hiện mà không sử dụng bất kỳ lớp phủ nhựa hoặc thành phần tổng hợp nào.

Tương lai đầy hứa hẹn của vật liệu hữu cơ

Ưu điểm của Malai là nó hoàn toàn được làm từ tự nhiên và hữu cơ, hoàn toàn có thể phân hủy sinh học và không gây kích ứng.
Nó cũng có thể được khâu, cắt, dán hoặc thậm chí đúc trực tiếp thành các hình dạng 3D, tuy nhiên, giống như giấy hoặc da, Malai nhạy cảm với độ ẩm.

Malai - vật liệu da từ nước dừa đầy hứa hẹn. Malai - vật liệu da từ nước dừa đầy hứa hẹn.

Để giữ cho sản phẩm sản xuất tại Malai của bạn có hình dạng đẹp cần thoa một lớp mỏng dầu dừa lên bề mặt để đảm bảo nó vẫn được giữ ẩm. Các sản phẩm Malai cũng có thể được vứt bỏ trong thùng ủ phân khi chúng đã hết vòng đời.

Việc sản xuất vật liệu hữu cơ, thân thiện với môi trường như Malai đang là điều được nhiều thương hiệu cân nhắc và quan tâm - đây là dấu hiệu tốt cho việc bảo vệ môi trường hiện nay.
Tổng hợp, nguồn: L'officiel VietNam, Bazaar VietNam