Logistics từ lâu được xem là ngành thương mại “huyết mạch” trong toàn bộ chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, vì đây là ngành đảm bảo quá trình lưu thông hàng hóa nội địa và quốc tế.

Bất chấp dịch bệnh, xuất – nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng cao

Mặc cho tình hình dịch COVID-19 chuyển biến liên tục, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng cao so với chu kỳ năm ngoái.

Từ đó, cũng thể hiện rõ được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ Logistics.

Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh hiện nay cả nước có khoảng 30 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, với khoảng 5.000 doanh nghiệp chuyên nghiệp.

Trong số đó, ngành logistics hiện đóng góp khoảng 8,9% trong tổng GRDP của thành phố, tương đương khoảng 117 nghìn tỷ đồng và có tới 54% doanh nghiệp logistics có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh.

Điều đó cho thấy, ngành logistics đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế.

Ngành logistics đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế. Ngành logistics đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế.

Bên cạnh những tiềm năng phát triển, doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam vẫn còn khó khăn và thách thức

Mất vị thế ngay trên sân nhà:

Đa phần doanh nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, vốn ít và thiếu cơ sở vật chất như kho tàng, bến bãi, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển, …

Ngược lại, các công ty điều phối logistics nước ngoài chỉ có khoảng 25 doanh nghiệp hoạt động nhưng lại chiếm 80% thị phần.

Còn lại gần 1.300 doanh nghiệp logistics nội địa của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% thị phần.

Doanh nghiệp logistics nội địa của Việt Nam bị mất vị thế ngay trên sân nhà. Doanh nghiệp logistics nội địa của Việt Nam bị mất vị thế ngay trên sân nhà.

Ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội VLA, cho biết:

Mỗi năm chi phí logistics (bao gồm chi phí vận tải, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác...) ở Việt Nam khoảng 37 - 40 tỷ USD.

Tuy nhiên, 30 - 35 tỷ USD trong số đó đã thuộc về các doanh nghiệp ngoại, xem như phần ngon nhất của “miếng bánh” logistics tại Việt Nam đang nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài.

Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm đại lý cấp 2, cấp 3, thậm chí cấp 4 cho các công ty toàn cầu.

Đến nay, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu nội địa và chỉ tập trung vào một vài ngành dịch vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ logistics.

Hệ thống quy trình làm việc còn hạn chế:

Hiện nay, quy trình thủ tục hải quan còn nhiều chồng chéo và cứng nhắc làm chậm tốc độ luân chuyển hàng hóa.

Ngoài ra, nói riêng về việc xử lý công việc nội bộ của các công ty Logistics do chưa được hệ thống chặt chẽ nên vẫn còn thủ công và mất rất nhiều thời gian.

Chi phí vận hành chưa được tối ưu:

Dù là đang hoạt động ở sân nhà, nhưng các doanh nghiệp Logistics Việt Nam vẫn phải bỏ ra vòng vốn khá lớn để vận hành doanh nghiệp.

Vì quy trình làm việc vẫn còn trung thành với cách thủ công truyền thống, nên cần nguồn nhân lực khá tốn kém, chưa kể đến các chi phí khác.

Hạn chế tận dụng công nghệ:

Một lực cản lớn của ngành logistics Việt Nam hiện nay chính là công nghệ.

Công nghệ thông tin của Việt Nam vẫn còn phát triển chậm và giới hạn, đặc biệt là đối với ngành Logistics, kể cả bên cung cấp lẫn người sử dụng dịch vụ.

Do đó, chi phí còn cao và chưa hiệu quả.

Điều này đã cho thấy sự hạn chế về lợi thế cạnh tranh của các công ty Logistics Việt Nam khi vẫn còn vận hành doanh nghiệp theo kiểu cũ.

Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đã ứng dụng công nghệ tự động hóa hầu hết quy trình làm việc của họ.

Biến khuyết điểm thành cơ hội cạnh tranh

Với những hạn chế kể trên, điều cần thiết phải được ưu tiên phát triển đó là yếu tố về công nghệ để giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty Logistics Việt Nam so với các đối thủ nước ngoài.

Nhiều nhà phát triển trong ngành đã nhìn thấy được điểm hạn chế này và thực hiện rất nhiều nỗ lực nhằm lấy lại “miếng bánh tiềm năng” này từ các gã khổng lồ ngoại quốc khác.

Trong đó phải kể đến các phần mềm quản lý được phát triển để tối ưu và tự động hóa quy trình làm việc Logistics.

Tiêu biểu nhất phải kể đến giải pháp Freightek, được xây dựng và phát triển bởi CEO Nguyễn Thanh Sang và đội ngũ.

Kết hợp giữa kinh nghiệm thực chiến của mình sau nhiều năm trong ngành Logistics và giấc mơ số hóa ngành Logistics Việt Nam, anh Sang đã dần mang công nghệ đến gần hơn với ngành nghề cổ xưa này.

Anh Sang đã chia sẻ rằng:

“Tôi tự hỏi mình rằng, có rất nhiều ngành nghề ở Việt Nam đã ứng dụng rất tốt công nghệ vào trong quy trình làm việc của họ và tạo ra một kết quả rất tuyệt vời.

Vậy sao mình không thực hiện điều đó với ngành Logistics được chứ?

Nếu giải pháp của tôi thật sự được lan rộng đến tất cả doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam, tôi tự tin rằng nó sẽ mang lại một bước tiến vượt bậc cho ngành”.

CEO Nguyễn Thanh Sang của Freightek. CEO Nguyễn Thanh Sang của Freightek.

Với quyết tâm đó, Freightek đã đến dần thuyết phục được các doanh nghiệp Logistics và giúp họ thay đổi tư duy phát triển, thoát khỏi những rào cản về việc số hóa quy trình làm việc với bộ giải pháp bao gồm:

TỰ ĐỘNG HÓA đến 65% công việc của tất cả phòng ban

CẮT GIẢM ĐẾN 60% chi phí dư thừa nhờ tối ưu các công việc lặp lại và tinh gọn nguồn lực

GIA TĂNG KHẢ NĂNG BÁN HÀNG lên đến 200% và giúp giữ chân khách hàng lâu hơn

CẢI THIỆN TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG tốt hơn so với các đối thủ sử dụng cách truyền thống

QUẢN LÝ TẤT CẢ TRÊN HỆ THỐNG, không cần tập trung một chỗ

TRUY XUẤT DỮ LIỆU/ BÁO CÁO mọi lúc, mọi nơi, ... và còn một số tính năng bổ trợ khác.

Freightek đã đến dần thuyết phục được các doanh nghiệp Logistics và giúp họ thay đổi tư duy phát triển. Freightek đã đến dần thuyết phục được các doanh nghiệp Logistics và giúp họ thay đổi tư duy phát triển.

Bên cạnh đó, nhờ vào các tính năng vượt trội của Freightek, các công ty Logistics có thể thay thế các quy trình thủ công và thủ tục giấy tờ bằng các giải pháp số như:

- Hệ thống tạo báo giá tự động online;

- Quản lý lô hàng và tương tác với khách hàng online;

- Quản lý khách hàng tiềm năng xuyên suốt;

- Thống kê nhu cầu khách hàng tự động;

- Báo giá nhanh;

- Booking và tạo đơn hàng tự động

- Phát hành chứng từ Bill, Invoice, ...online tự động

- Theo dõi doanh thu, chi phí, lợi nhuận, công nợ, luồng đi dòng tiền tự động

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và năng suất đội ngũ tự động

... và còn nhiều tính năng vượt trội khác.

Freightek trở nên tối ưu hơn so với tất cả phần mềm khác.

Freightek với các tính năng vượt trội giúp tối ưu thời gian làm việc. Freightek với các tính năng vượt trội giúp tối ưu thời gian làm việc.

Tất cả những lợi ích trên sẽ giúp đánh tan "cơn ác mộng" trong việc quản lý và vận hàng công ty của các chủ doanh nghiệp Logistics.

Quan trọng nhất là giải quyết được những vấn đề khi phải làm việc tại nhà trong mùa dịch.

Mọi việc vẫn sẽ được đảm bảo và không bị trì trệ dù đang trong bối cảnh giãn cách trên toàn quốc.

Có thể nói, đại dịch đã giúp ngành Logistics nắm bắt được cơ hội vàng trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số vì nó thật sự cấp thiết và là điều kiện tiên quyết để hoạt động bình thường trong tình hình dịch diễn biến khó lường này.

Những cột mốc thành công đầu tiên và tiềm năng của giải pháp Freightek

Tính đến nay, sau hơn năm năm nghiên cứu và xây dựng sản phẩm, hơn hai năm ra mắt, Freightek đã giúp được rất nhiều doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam.

Với hơn 250 công ty đang ứng dụng giải pháp, hơn 4000 người dùng là các nhân sự trong công ty logistics đang làm việc nhờ hệ thống.

Nhiều chủ doanh nghiệp đã phản hồi rất tích cực về giải pháp của Freightek, họ cho rằng sau khi ứng dụng phần mềm vào quy trình làm việc, với vai trò là nhà quản lý, họ cảm thấy thật sự nhẹ nhõm và thoải mái hơn trong việc vận hành doanh nghiệp.

Còn riêng với nhân viên ở từng bộ phận thì rất hào hứng và giải tỏa được áp lực rất nhiều vì giờ đây công việc của họ được tự động hóa và dễ dàng hơn rất nhiều.

Hiện tại, công ty Freightek đã xây dựng được một môi trường làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp và năng động cho nhân viên.

Đội ngũ Freightek đã xây dựng được môi trường làm việc năng động cho nhân viên. Freightek hợp tác với các đối tác công ty logistics Việt Nam.

Ngoài ra, những kết quả và chiến lược của Freightek cũng thu hút được các nhà đầu tư, sẵn sàng đầu tư cho sự mở rộng của Freightek trong tương lai cùng với mong muốn được góp công sức vào sự phát triển tốt nhất cho ngành Logistics nước nhà.

Trong những năm tới, Freightek hướng đến mục tiêu lan tỏa giải pháp số này đến toàn bộ doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam để tạo ra sự hợp nhất và lợi thế cạnh tranh to lớn nhằm mục tiêu lấy lại vị thế trong nước cho các doanh nghiệp.

Tiếp theo đó, Freightek còn mong muốn mang giải pháp này chinh phục ở các thị trường nước ngoài.

Dù phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ có công nghệ tiên tiến ở nước ngoài, nhưng Freightek vẫn tự tin mình sẽ chinh phục được cả khách hàng trong nước và cả nước ngoài với hệ thống tính năng vượt trội của Freightek.

Tìm hiểu thêm về Freightek tại: Freightek Việt Nam

Quỳnh Nhi - Trends Việt Nam